Giá Tôm Càng Xanh Sụt Giảm Mạnh

Hiện nay, tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) bước vào vụ thu hoạch, nhưng giá lại sụt giảm mạnh. Theo thông tin ban đầu là do công ty không thực hiện thu mua, mặc dù đã có làm việc và thỏa thuận giá với người dân...
Xuất phát từ việc đầu ra chưa ổn định, nhiều hộ nuôi tôm trên dịa bàn huyện nghỉ hoặc thu hẹp diện tích. Diện tích tôm nuôi thả trên 600ha, giảm trên 140ha so với năm 2012. Theo đánh giá của UBND huyện Tam Nông, năm nay, diện tích tôm càng xanh thả ít do giá thức ăn thủy sản tăng cao, giá bán không ổn định vì thế người dân không mở rộng thêm diện tích như kế hoạch đề ra.
Một trong những điều kiện thuận lợi đối với người nuôi tôm năm nay là lượng nước lũ về nhiều giúp cho tôm phát triển tốt, hạn chế chi phí đầu vào cho công đoạn thay nước và thuốc. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt của người dân là giá tôm sụt giảm mạnh. Hiện nay, giá tôm dao động từ 170.000 - 180.000 đồng/kg, giảm 60.000 - 70.000 đồng/kg so với lúc cao điểm của những năm trước.
Ông Nguyễn Sĩ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết, một số công ty có ý định thu mua tôm của huyện, sau đó đến làm việc, chào giá và được sự đồng thuận từ người dân, nhưng đến nay họ lại không tiến hành tiêu thụ. Theo đó, một số thương lái tranh thủ ép giá.
Ông Hứa Văn Điển ngụ xã Phú Thành B cho hay: “Tôi khá thất vọng với giá tôm hiện nay. Theo tính toán thì tôi có thể mất từ 500 - 600 triệu đồng trên tổng diện tích nuôi. Trong khi vốn đầu tư cao và tốn nhiều công chăm sóc”. Nhằm giảm bớt áp lực cho sản lượng tôm, nhiều hộ nuôi cũng đã kéo dài thời gian thu hoạch để chờ giá. Theo tính toán, mỗi hecta người nuôi phải đầu tư nguồn vốn khoảng 200 triệu đồng, vấn đề đặt ra bức thiết nhất hiện nay là người nuôi cần một đầu ra ổn định.
Anh Lê Thành Công - xã Phú Thành B chia sẻ: “Trong sản xuất, hiện tại cần lắm việc liên kết tiêu thụ sản phẩm mang tính chắc chắn, phải có sự ràng buộc với nhau, còn nếu như tình trạng “tiêu thụ miệng” thì người nuôi vẫn thiệt thòi”.
Ông Nguyễn Sĩ Khánh chia sẻ: “Trong thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh khâu tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm, có sự gắn kết ràng buộc giữa hai bên, tuy vậy đến nay vẫn chưa có đối tác nào như mong đợi. Thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh khâu liên kết để tạo đầu ra ổn định cho người nuôi an tâm sản xuất. Riêng với tình hình hiện nay, huyện đang tìm một số thương lái uy tín để tiêu thụ lượng tôm cho người nuôi”.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 7/5 Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do Bộ NN&PTNT chủ trì đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh ở gia cầm và lợn trên địa bàn cả nước.

Thời gian gần đây, các chợ và điểm bán lẻ hoa quả ở TP Hà Tĩnh bày bán loại cam không rõ nguồn gốc với giá rẻ. Theo các chủ hàng thì cam họ bán là cam Vinh (cũng có người nói là cam Hòa Bình). Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì rất có thể loại cam này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trong thời gian qua, mô hình nuôi cá bống tượng và các loài cá nước ngọt, lợ khác phát triển khá mạnh ở huyện Cái Nước (Cà Mau). Qua đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, người dân nhiều phen khốn đốn vì trúng mùa nhưng không trúng giá.

Chiều ngày 8/5, giống hàu Thái Bình Dương do Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản (Sở NN-PTNT Phú Yên) sản xuất đã được đưa ra huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) để một số người dân ở đây nuôi thử nghiệm.

Những năm gần đây, tại một số địa phương ven biển ở TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng phương pháp giã cào diễn ra phức tạp. Loại hình đánh bắt này không những hủy hoại môi trường sinh thái, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của ngư dân và tình hình an ninh trật tự trong vùng.