Giá Tôm Càng Xanh Sụt Giảm Mạnh

Hiện nay, tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) bước vào vụ thu hoạch, nhưng giá lại sụt giảm mạnh. Theo thông tin ban đầu là do công ty không thực hiện thu mua, mặc dù đã có làm việc và thỏa thuận giá với người dân...
Xuất phát từ việc đầu ra chưa ổn định, nhiều hộ nuôi tôm trên dịa bàn huyện nghỉ hoặc thu hẹp diện tích. Diện tích tôm nuôi thả trên 600ha, giảm trên 140ha so với năm 2012. Theo đánh giá của UBND huyện Tam Nông, năm nay, diện tích tôm càng xanh thả ít do giá thức ăn thủy sản tăng cao, giá bán không ổn định vì thế người dân không mở rộng thêm diện tích như kế hoạch đề ra.
Một trong những điều kiện thuận lợi đối với người nuôi tôm năm nay là lượng nước lũ về nhiều giúp cho tôm phát triển tốt, hạn chế chi phí đầu vào cho công đoạn thay nước và thuốc. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt của người dân là giá tôm sụt giảm mạnh. Hiện nay, giá tôm dao động từ 170.000 - 180.000 đồng/kg, giảm 60.000 - 70.000 đồng/kg so với lúc cao điểm của những năm trước.
Ông Nguyễn Sĩ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết, một số công ty có ý định thu mua tôm của huyện, sau đó đến làm việc, chào giá và được sự đồng thuận từ người dân, nhưng đến nay họ lại không tiến hành tiêu thụ. Theo đó, một số thương lái tranh thủ ép giá.
Ông Hứa Văn Điển ngụ xã Phú Thành B cho hay: “Tôi khá thất vọng với giá tôm hiện nay. Theo tính toán thì tôi có thể mất từ 500 - 600 triệu đồng trên tổng diện tích nuôi. Trong khi vốn đầu tư cao và tốn nhiều công chăm sóc”. Nhằm giảm bớt áp lực cho sản lượng tôm, nhiều hộ nuôi cũng đã kéo dài thời gian thu hoạch để chờ giá. Theo tính toán, mỗi hecta người nuôi phải đầu tư nguồn vốn khoảng 200 triệu đồng, vấn đề đặt ra bức thiết nhất hiện nay là người nuôi cần một đầu ra ổn định.
Anh Lê Thành Công - xã Phú Thành B chia sẻ: “Trong sản xuất, hiện tại cần lắm việc liên kết tiêu thụ sản phẩm mang tính chắc chắn, phải có sự ràng buộc với nhau, còn nếu như tình trạng “tiêu thụ miệng” thì người nuôi vẫn thiệt thòi”.
Ông Nguyễn Sĩ Khánh chia sẻ: “Trong thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh khâu tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm, có sự gắn kết ràng buộc giữa hai bên, tuy vậy đến nay vẫn chưa có đối tác nào như mong đợi. Thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh khâu liên kết để tạo đầu ra ổn định cho người nuôi an tâm sản xuất. Riêng với tình hình hiện nay, huyện đang tìm một số thương lái uy tín để tiêu thụ lượng tôm cho người nuôi”.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, anh Ngô Văn Nhợi (xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.

“Cánh đồng tôm” là tên mà người dân Cà Mau thường gọi cho mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy là mô hình mới nhưng năng suất khá cao, có rất nhiều nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Vụ lúa hè thu được xem là vụ lúa sản xuất chính trong năm, thời tiết tương đối thuận lợi, chi phí đầu tư sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con nên gieo sạ đúng theo hướng dẫn lịch thời vụ và cơ cấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết và các loại sâu bệnh gây ra. Đặc biệt, tránh thu hoạch lúa vào tháng 9 - thời điểm mưa nhiều, khó bảo quản và tiêu thụ lúa như các năm trước đây.

Vụ sản xuất Đông Xuân (ĐX) năm 2013-2014, huyện Tuy Phước triển khai thực hiện 24 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất lúa với tổng diện tích 1.120 ha, trong đó có gần 600 ha liên kết sản xuất lúa giống, năng suất đạt 80,3 tạ/ha, tăng 8,8 tạ/ha so với năng suất bình quân chung. 100% số hộ tham gia liên kết sản xuất lúa giống trên CĐML đều thu lợi nhuận khá.