Giá tôm càng xanh giảm
Người nuôi tôm tại huyện Tam Nông lo lắng khi giá tôm càng xanh giảm
Ông Lê Thành Công - Chủ hộ nuôi tôm thuộc ấp Phú Bình, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông cho biết: “Hiện tôm càng xanh thương phẩm được thương lái trực tiếp đến ruộng nuôi thu mua với giá 200.000 - 210.000 đồng/kg (loại 50gram), loại 75gram/con giá 230.000 đồng/kg.
Loại 20 con/kg giá 235.000 đồng/kg (cùng kỳ năm 2014 là 265.000 - 270.000 đồng/kg). Mức giá này thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 15.000 - 25.000 đồng/kg. Không những vậy, năng suất tôm cũng giảm khoảng 20 - 30% so với năm ngoái. Với mức giá trên, hiện người nuôi tôm không lời nhiều”.
Tương tự, ông Lê Bá Tòng ngụ ấp Phú Long, xã Phú Thành B chia sẻ: “Năm nay, gia đình tôi thả nuôi 7ha tôm càng xanh, nhưng do nước lũ thấp, tôm không lớn. Thời điểm hiện tại, việc thu hoạch tôm trứng giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, mối lo lớn hơn là người nuôi tôm không được công ty thu mua nên thường bị thương lái “ra kèo” giá. Giá tôm trứng hiện giữ mức 105.000 đồng/kg, giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với năm ngoái. Để có lời, người nuôi tôm phải thu hoạch từ 1,8 - 2 tấn/ha”.
Nhiều hộ nuôi tôm tại huyện Tam Nông cho biết, mặc dù giá tôm giữ mức thấp nhưng giá các loại thức ăn, chi phí nhân công, điện nước đều tăng hơn khoảng 10 - 15%.
Tôm giống thường phải nhập từ nơi khác nên giá thay đổi liên tục, loại tôm giống Trung Quốc đang giữ giá 300 đồng/con; tôm giống Thái Lan giá 190 đồng/con; tôm giống Việt Nam giá 180 đồng/con.
Giá trung bình cho 1kg tôm thương phẩm khoảng 140.000 đồng, trong khi đó năm nay nước lũ thấp nên nuôi tôm chậm lớn, tỷ lệ tôm loại 1, 2 rất ít, còn tôm trứng và loại 3 nhiều.
Nói về định hướng phát triển về nguồn giống tôm của huyện, ông Nguyễn Văn Thông - Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: “Để hỗ trợ người dân nuôi tôm phát triển sản xuất trong điều kiện có nhiều yếu tố bất lợi, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện sẽ chủ động phối hợp với Trại giống nông nghiệp huyện để tìm kiếm giống tôm chất lượng cung ứng cho người dân.
Bên cạnh việc chủ động nguồn giống, ngành nông nghiệp cũng sẽ kết nối với các doanh nghiệp thu mua để ổn định đầu ra cho sản phẩm”.
Trong vụ tôm năm nay, toàn huyện Tam Nông có hơn 225ha diện tích, giảm nhiều so với năm 2014. Dự kiến, đến thời điểm giữa đầu tháng 11 sẽ thu hoạch rộ vụ tôm càng xanh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 8 hợp tác xã (HTX) nghêu, gồm: Thạnh Lợi, Bình Minh, Thạnh Phong, Thanh Bình (Thạnh Phú); Tân Thủy, Bảo Thuận, An Thủy (Ba Tri); Rạng Đông, Đồng Tâm (Bình Đại).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này đã tăng 13,08% so với cùng kỳ năm 2013.

Anh Trần Văn Chánh ở ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên thực hiện mô hình nuôi dông đầu tiên ở vùng Bảy Núi, thả nuôi 1.500 con giống với diện tích chuồng trại rộng 500 m2.

Khoảng ba năm trở lại đây, một số gia đình trên địa bàn xã Quang Bình (Kiến Xương - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn mô hình nuôi chim trĩ đỏ để thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam được triển khai ở Phú Yên từ giữa năm 2013, đã góp phần cải thiện, thay đổi thói quen chăn nuôi của nông dân nhiều địa phương. Qua đó người dân quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.