Giả thương lái lừa đảo chủ vườn thanh long

Cho đến hôm nay, bà Nguyễn Thị Phước (67 tuổi) ở xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam vẫn chưa hết bàng hoàng. Bà không ngờ, đến tuổi này mình lại bị kẻ gian lừa đảo một cách ngoạn mục.
Theo tường trình của bà Phước, vào chiều 20/3, thấy vườn thanh long của bà đã chín, một người đàn ông tên Đăng đến gặp bà giới thiệu mình là thương lái cần mua gấp thanh long cho đủ container đóng hàng xuất khẩu. Người này thỏa thuận mua thanh long của bà với giá 20.000 đồng/1 kg, vì giá thị trường lúc đó khoảng 19.000 đồng. Thấy người này mua được giá, bà Phước quyết định bán nguyên vườn khoảng 9 tấn.
Sau khi cắt xong xe thứ nhất hơn 2,6 tấn, người lái buôn lạ mặt cho xe chạy đi, nhưng không thanh toán tiền. Cảm thấy nghi ngờ, bà ngăn lại. Nhưng rồi kẻ lừa đảo chỉ tay vào chiếc ô tô thứ hai và nói lo gì mất vì còn một chiếc đang còn nằm lại bốc hàng.
Bà Nguyễn Thị Phước kể: “Tôi đang cân xe thứ 2, một cuộc điện thoại gọi đến nói, vợ của con (vợ của thương lái- PV) mang tiền đến đây để đưa nhưng hiện nay đang bị lạc đường, con ra đón. Tôi hỏi lại “nếu anh đi thì ai trả tiền cho tôi”? Anh ta nói tài xế trả. Khi tôi hỏi tài xe, anh ta nói anh ta đã tiền cho thương lái rồi. Lúc đó tôi gọi cho thương lái thì không liên lạc được. Thế là bị lừa...”.
Tuy nhiên, chiếc xe thứ hai còn nằm lại mang biển số 86C-03156 là của ông Hoàng Anh Vũ, chủ vựa thanh long Thạnh Phát (đóng tại thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết). Sau khi sự việc xảy ra, bà Nguyễn Thị Phước điện báo cho công an xã Hàm Kiệm và Công an huyện Hàm Thuận Nam đến lập biên bản xử lý vụ việc.
Ông Hoàng Thanh Vũ, chủ vựa thanh long Thạnh Phát xác nhận xe hàng thứ nhất đã chuyển số hàng hơn 2,6 tấn do người thương lái lừa đảo bán cho vựa của ông. Chiếc xe đó do người lái buôn thuê bên ngoài. Ông Vũ cho rằng mình mua thanh long qua thương lái, trả tiền cho thương lái. Còn chuyện mua bán giữa bà Phước và người lái buôn kia không liên quan đến công ty.
Hiện tại, người lái buôn lạ mặt đã bỏ trốn, bà Phước mất hơn 2,6 tấn thanh long trị giá trên 50 triệu đồng. Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã lấy lời khai của các bên, nắm thông tin nhận dạng để điều tra vụ lừa đảo nói trên./.
Có thể bạn quan tâm

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.

Giữa tháng 5, ngư dân Quảng Điền không cầm được nước mắt khi phải đối mặt với tình cảnh tôm nuôi lại chết. Đến xã Quảng Phước, nơi có hồ tôm nuôi vừa bị chết do bệnh đốm trắng và môi trường,tận mắt chứng kiến, chúng tôi mới thấy được cảnh người dân thẫn thờ, mất ăn, mất ngủ khi cả vốn lẫn công đều ra đi.

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.

Ngày 09/10/2013, Phòng Nông nghiệp huyện Càng Long (Trà Vinh) kết hợp với xã Nhị Long Phú tổ chức Hội thảo Mô hình thí điểm trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả năng suất cao của anh nông dân Châu Văn Hòa, cư ngụ ấp Hiệp Phú xã Nhị Long Phú. Có 30 bà con nông dân địa phương đến tham dự.