Giả thương lái lừa đảo chủ vườn thanh long

Cho đến hôm nay, bà Nguyễn Thị Phước (67 tuổi) ở xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam vẫn chưa hết bàng hoàng. Bà không ngờ, đến tuổi này mình lại bị kẻ gian lừa đảo một cách ngoạn mục.
Theo tường trình của bà Phước, vào chiều 20/3, thấy vườn thanh long của bà đã chín, một người đàn ông tên Đăng đến gặp bà giới thiệu mình là thương lái cần mua gấp thanh long cho đủ container đóng hàng xuất khẩu. Người này thỏa thuận mua thanh long của bà với giá 20.000 đồng/1 kg, vì giá thị trường lúc đó khoảng 19.000 đồng. Thấy người này mua được giá, bà Phước quyết định bán nguyên vườn khoảng 9 tấn.
Sau khi cắt xong xe thứ nhất hơn 2,6 tấn, người lái buôn lạ mặt cho xe chạy đi, nhưng không thanh toán tiền. Cảm thấy nghi ngờ, bà ngăn lại. Nhưng rồi kẻ lừa đảo chỉ tay vào chiếc ô tô thứ hai và nói lo gì mất vì còn một chiếc đang còn nằm lại bốc hàng.
Bà Nguyễn Thị Phước kể: “Tôi đang cân xe thứ 2, một cuộc điện thoại gọi đến nói, vợ của con (vợ của thương lái- PV) mang tiền đến đây để đưa nhưng hiện nay đang bị lạc đường, con ra đón. Tôi hỏi lại “nếu anh đi thì ai trả tiền cho tôi”? Anh ta nói tài xế trả. Khi tôi hỏi tài xe, anh ta nói anh ta đã tiền cho thương lái rồi. Lúc đó tôi gọi cho thương lái thì không liên lạc được. Thế là bị lừa...”.
Tuy nhiên, chiếc xe thứ hai còn nằm lại mang biển số 86C-03156 là của ông Hoàng Anh Vũ, chủ vựa thanh long Thạnh Phát (đóng tại thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết). Sau khi sự việc xảy ra, bà Nguyễn Thị Phước điện báo cho công an xã Hàm Kiệm và Công an huyện Hàm Thuận Nam đến lập biên bản xử lý vụ việc.
Ông Hoàng Thanh Vũ, chủ vựa thanh long Thạnh Phát xác nhận xe hàng thứ nhất đã chuyển số hàng hơn 2,6 tấn do người thương lái lừa đảo bán cho vựa của ông. Chiếc xe đó do người lái buôn thuê bên ngoài. Ông Vũ cho rằng mình mua thanh long qua thương lái, trả tiền cho thương lái. Còn chuyện mua bán giữa bà Phước và người lái buôn kia không liên quan đến công ty.
Hiện tại, người lái buôn lạ mặt đã bỏ trốn, bà Phước mất hơn 2,6 tấn thanh long trị giá trên 50 triệu đồng. Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã lấy lời khai của các bên, nắm thông tin nhận dạng để điều tra vụ lừa đảo nói trên./.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.

Anh Trần Văn Ngỗ, ngụ ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) là 1 nông dân năng động. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Ngỗ còn giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo, vươn lên khấm khá.