Giả thương lái lừa đảo chủ vườn thanh long

Cho đến hôm nay, bà Nguyễn Thị Phước (67 tuổi) ở xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam vẫn chưa hết bàng hoàng. Bà không ngờ, đến tuổi này mình lại bị kẻ gian lừa đảo một cách ngoạn mục.
Theo tường trình của bà Phước, vào chiều 20/3, thấy vườn thanh long của bà đã chín, một người đàn ông tên Đăng đến gặp bà giới thiệu mình là thương lái cần mua gấp thanh long cho đủ container đóng hàng xuất khẩu. Người này thỏa thuận mua thanh long của bà với giá 20.000 đồng/1 kg, vì giá thị trường lúc đó khoảng 19.000 đồng. Thấy người này mua được giá, bà Phước quyết định bán nguyên vườn khoảng 9 tấn.
Sau khi cắt xong xe thứ nhất hơn 2,6 tấn, người lái buôn lạ mặt cho xe chạy đi, nhưng không thanh toán tiền. Cảm thấy nghi ngờ, bà ngăn lại. Nhưng rồi kẻ lừa đảo chỉ tay vào chiếc ô tô thứ hai và nói lo gì mất vì còn một chiếc đang còn nằm lại bốc hàng.
Bà Nguyễn Thị Phước kể: “Tôi đang cân xe thứ 2, một cuộc điện thoại gọi đến nói, vợ của con (vợ của thương lái- PV) mang tiền đến đây để đưa nhưng hiện nay đang bị lạc đường, con ra đón. Tôi hỏi lại “nếu anh đi thì ai trả tiền cho tôi”? Anh ta nói tài xế trả. Khi tôi hỏi tài xe, anh ta nói anh ta đã tiền cho thương lái rồi. Lúc đó tôi gọi cho thương lái thì không liên lạc được. Thế là bị lừa...”.
Tuy nhiên, chiếc xe thứ hai còn nằm lại mang biển số 86C-03156 là của ông Hoàng Anh Vũ, chủ vựa thanh long Thạnh Phát (đóng tại thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết). Sau khi sự việc xảy ra, bà Nguyễn Thị Phước điện báo cho công an xã Hàm Kiệm và Công an huyện Hàm Thuận Nam đến lập biên bản xử lý vụ việc.
Ông Hoàng Thanh Vũ, chủ vựa thanh long Thạnh Phát xác nhận xe hàng thứ nhất đã chuyển số hàng hơn 2,6 tấn do người thương lái lừa đảo bán cho vựa của ông. Chiếc xe đó do người lái buôn thuê bên ngoài. Ông Vũ cho rằng mình mua thanh long qua thương lái, trả tiền cho thương lái. Còn chuyện mua bán giữa bà Phước và người lái buôn kia không liên quan đến công ty.
Hiện tại, người lái buôn lạ mặt đã bỏ trốn, bà Phước mất hơn 2,6 tấn thanh long trị giá trên 50 triệu đồng. Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã lấy lời khai của các bên, nắm thông tin nhận dạng để điều tra vụ lừa đảo nói trên./.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.

Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đang triển khai trồng thêm 2 ha cây tam thất tại thôn Đội 4, xã Nàn Sán (1 ha); thôn Ngã 3, xã Mản Thẩn (1 ha) và giao cho các nhóm hộ thực hiện. Hiện nay, việc làm giàn cơ bản đã xong, giống cây cũng đã sẵn sàng để tiến hành trồng ngay trong tháng 11 này. Ước tính kinh phí đầu tư trồng 1 ha tam thất từ 700 đến 800 triệu đồng.