Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Có Dấu Hiệu Giảm

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, sở dĩ giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường không có nhiều biến động tăng giá như cùng kỳ năm ngoái là do giá nguyên liệu như cám, mì, bắp, khô dầu đậu nành... đều ở mức thấp khiến nhiều doanh nghiệp đã mua với số lượng lớn nguyên liệu dự trữ.
Ngoài yếu tố nguyên liệu nhập khẩu giảm giá thì nguyên liệu trong nước cũng phong phú hơn, giúp doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều lựa chọn và không quá phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập.
Với giá lúa đang ở mức thấp như hiện tại thì nhiều doanh nghiệp sẽ chọn lúa để sản xuất thức ăn cho gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân 2 xã An Nhơn và Triệu Hải của huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đang tiếp cận nghề nuôi cá chẽm với những thành công bước đầu. Đây là giống cá nuôi sống được trong cả 3 môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt, mang lại những lợi nhuận ổn định cho kinh tế hộ gia đình.

Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 theo 3 đợt.

Năm qua là một năm đại thắng lợi của con tôm thẻ chân trắng. Trên đà đó, tôm thẻ tiếp tục được phát triển mạnh ở ĐBSCL và đang tiếp tục át vía tôm sú, kể cả ở những nơi chưa cho phép nuôi loại tôm này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng không thể bỏ tôm sú bởi nó vẫn có giá trị lớn.

Từ đầu tháng 12.2013 đến nay, giá gỗ nguyên liệu keo, bạch đàn trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục tăng, hiện đang ở mức 1,15 - 1,2 triệu đồng/tấn; tăng 300 - 400 ngàn đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh là do các nhà máy dăm trong tỉnh cạnh tranh mua nguyên liệu, đẩy giá lên cao.

Là một trong những người đầu tiên mang loại dừa xiêm Mã Lai về trồng tại vùng đất Lê Minh Xuân, anh Lê Minh Đức (sinh năm 1973, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang “sống khỏe” nhờ loại cây này.