Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Thu Mua Mía Ở Hậu Giang Sẽ Giảm Thời Gian Tới

Giá Thu Mua Mía Ở Hậu Giang Sẽ Giảm Thời Gian Tới
Ngày đăng: 26/09/2012

Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết các nhà máy đường trong khu vực ĐBSCL vừa có cuộc họp bàn và đã thống nhất về giá thu mua mía trong thời gian sắp tới.
 
Theo đó, kể từ ngày 25/9 tới, giá thu mua mía tại rẫy của nông dân bán cho thương lái chỉ còn 940 đồng/kg đối với loại mía có chữ đường 10 CCS, giảm 50 đồng/kg so với giá hiện nay.
 
Cũng theo ông Ngoan, nguyên nhân giá thu mua mía sụt giảm là do giá đường trên thị trường đang xuống quá thấp, chỉ còn 15.000 đồng/kg nên các nhà máy đường trong khu vực không thể giữ giá thu mua mía như đầu năm.
 
Một số nhà máy đường trong khu vực do phải tốn nhiều chí phí vận chuyển xa dẫn đến thua lỗ trong những ngày sản xuất đầu vụ.
 
Mặc dù hiện nay, các nhà máy đường vẫn còn áp dụng giá thu mua mía cũ, tức là mức giá 990 đồng/kg đối với chữ đường 10 CCS tại rẫy.
 
Tuy nhiên, giá thu mua mía thực tế của các thương lái tại huyện Phụng Hiệp chỉ dao động từ 800 đến 950 đồng/kg vì hầu hết lượng mía đang thu hoạch đều chưa đạt chữ đường 10 CCS.
 
Với giá bán này, sau khi trừ chi phí nhân công thu hoạch khoảng 150 đồng/kg, nông dân chỉ còn được từ 650 đến 800 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất.
 
Với giá cả nói trên, nông dân trồng mía ở Hậu Giang hiện nay thu được lãi rất thấp, thậm chí nhiều hộ chỉ hòa vốn vì chi phí trồng, vật tư phân bón, công chăm sóc và thu hoạch năm nay đều tăng trong khi giá bán lại thấp hơn cùng kỳ.
 
Nếu giá mía tiếp tục giảm trong thời gian tới, nhiều nông dân trồng mía của Hậu Giang sẽ hết sức khó khăn.


Có thể bạn quan tâm

Siêu lợi nhuận từ mô hình 3 trong 1 Siêu lợi nhuận từ mô hình 3 trong 1

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.

26/09/2016
Ngỗ giám đốc và mối duyên nợ với cây lúa Ngỗ giám đốc và mối duyên nợ với cây lúa

Anh Trần Văn Ngỗ, ngụ ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) là 1 nông dân năng động. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Ngỗ còn giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

26/09/2016
Chàng trai Mông giỏi làm giàu nơi biên giới Chàng trai Mông giỏi làm giàu nơi biên giới

Khi nhắc đến chàng trai Cháng Thìn Lù, hội viên, nông dân chi hội thôn Thanh Long, Thanh Vân, huyện Quản Bạ (Hà Giang) liền trầm trồ rằng, “nó” vừa bảnh trai, vừa giỏi làm kinh tế, từ lời nói đến việc làm đều dễ thuyết phục bà con.

26/09/2016
Tỷ phú nuôi trâu, bò ở bản Cám Tỷ phú nuôi trâu, bò ở bản Cám

Về Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày thì bà con ai cũng biết. Tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Chiêm đang là chủ sở hữu đàn trâu, bò lên đến gần 50 con, trị giá tiền tỷ.

27/09/2016
Bưởi hồng Quang Tiến đang hái ra tiền Bưởi hồng Quang Tiến đang hái ra tiền

Tháng 9, đặt chân đến khối Trung Nghĩa và Dốc Cao, thuộc phường Quang Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An, hẳn ai cũng phải ngỡ ngàng thán phục, bởi vụ bưởi hồng năm nay nhà nào cũng "hái" được hàng trăm triệu đồng.

27/09/2016