Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Thu Mua Mía Ở Hậu Giang Sẽ Giảm Thời Gian Tới

Giá Thu Mua Mía Ở Hậu Giang Sẽ Giảm Thời Gian Tới
Ngày đăng: 26/09/2012

Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết các nhà máy đường trong khu vực ĐBSCL vừa có cuộc họp bàn và đã thống nhất về giá thu mua mía trong thời gian sắp tới.
 
Theo đó, kể từ ngày 25/9 tới, giá thu mua mía tại rẫy của nông dân bán cho thương lái chỉ còn 940 đồng/kg đối với loại mía có chữ đường 10 CCS, giảm 50 đồng/kg so với giá hiện nay.
 
Cũng theo ông Ngoan, nguyên nhân giá thu mua mía sụt giảm là do giá đường trên thị trường đang xuống quá thấp, chỉ còn 15.000 đồng/kg nên các nhà máy đường trong khu vực không thể giữ giá thu mua mía như đầu năm.
 
Một số nhà máy đường trong khu vực do phải tốn nhiều chí phí vận chuyển xa dẫn đến thua lỗ trong những ngày sản xuất đầu vụ.
 
Mặc dù hiện nay, các nhà máy đường vẫn còn áp dụng giá thu mua mía cũ, tức là mức giá 990 đồng/kg đối với chữ đường 10 CCS tại rẫy.
 
Tuy nhiên, giá thu mua mía thực tế của các thương lái tại huyện Phụng Hiệp chỉ dao động từ 800 đến 950 đồng/kg vì hầu hết lượng mía đang thu hoạch đều chưa đạt chữ đường 10 CCS.
 
Với giá bán này, sau khi trừ chi phí nhân công thu hoạch khoảng 150 đồng/kg, nông dân chỉ còn được từ 650 đến 800 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất.
 
Với giá cả nói trên, nông dân trồng mía ở Hậu Giang hiện nay thu được lãi rất thấp, thậm chí nhiều hộ chỉ hòa vốn vì chi phí trồng, vật tư phân bón, công chăm sóc và thu hoạch năm nay đều tăng trong khi giá bán lại thấp hơn cùng kỳ.
 
Nếu giá mía tiếp tục giảm trong thời gian tới, nhiều nông dân trồng mía của Hậu Giang sẽ hết sức khó khăn.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Đák Lắk đua nhau trồng tiêu và những hệ lụy Nông dân Đák Lắk đua nhau trồng tiêu và những hệ lụy

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.

22/08/2015
An Giang xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao An Giang xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

22/08/2015
Cam Lâm (Khánh Hòa) nguy cơ thiếu giống cây trồng Cam Lâm (Khánh Hòa) nguy cơ thiếu giống cây trồng

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.

22/08/2015
Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác

Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…

22/08/2015
Người trẻ hóa vườn xoài Người trẻ hóa vườn xoài

Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.

22/08/2015