Giá thành tôm Việt Nam cao hơn các nước

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty thủy sản Thuận Phước, cho biết thông thường Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả sơ bộ vào tháng 11 năm trước và chậm nhất đến tháng 6 năm sau công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính (POR), lộ trình công bố này giúp doanh nghiệp dễ lập kế hoạch kinh doanh và đàm phán giá với đối tác.
Nhưng năm nay, đến tháng 4.2015 DOC mới công bố kết quả sơ bộ và tháng 9 vừa qua mới công bố POR9, những hợp đồng trong 2015 đã ký hết, các doanh nghiệp đã gần như hoàn tất việc xuất hàng vào Mỹ trong năm nay, mùa tôm đã hết.
Những đơn hàng đi Mỹ chuẩn bị cho mùa Noel sắp tới đều đã ký hợp đồng từ 1 - 2 tháng trước, giao hàng vào tháng 9 - 10. Còn theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), mức giảm thuế rất nhỏ, chỉ 0,02% không đáng bao nhiêu trong giá thành con tôm.
Yếu tố quan trọng nhất là giá thành con tôm của các nước xuất khẩu khác rẻ hơn Việt Nam rất nhiều. Giá tôm thành phẩm của Việt Nam là 80.000 đồng/kg, trong khi tôm Ấn Độ chỉ 50.000 đồng/kg, khiến tôm Ấn Độ vào thị trường Mỹ rẻ hơn tôm Việt Nam từ 2 - 3 USD/kg.
Lý do lớn nhất khiến giá thành con tôm của Việt Nam đang cao hơn các nước, vì 100% thức ăn cho tôm là do doanh nghiệp nước ngoài nhập về chế biến và cung cấp, ở mức giá 35.000 đồng/kg từ đầu năm đến nay không giảm, trong khi giá trên thế giới thấp hơn nhiều.
Các doanh nghiệp xuất khẩu còn đang lo trước việc tiền đồng phá giá, sắp tới thức ăn gia súc sẽ tăng lại làm gánh nặng chi phí tăng thêm. Một lý do quan trọng khác khiến giá thành tôm Việt Nam cao hơn các nước xuất khẩu khác là chi phí vận chuyển quá đắt đỏ, từ Đà Nẵng vào TP.HCM đắt gấp 2 lần từ Đà Nẵng đi cảng Yokohama, Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Lê Hữu Hải, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, từ tháng 3.2012, công ty Capital Link International Trading (Trung Quốc) đã ký hợp đồng thu mua trái sầu riêng của hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.