Giá Thanh Long Giảm Mạnh, Xuống Mức Hơn 6.000 Đồng/kg

Hiện, thương lái thu mua loại sạt vườn dao động chỉ còn 6.500 đến 10.000 đồng/kg tùy loại.
Vụ nghịch được coi là nguồn thu chính của nông dân trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Thế nhưng, đang vào thời điểm nông dân thu hoạch vụ nghịch với sản lượng dồi dào thì giá bán đột ngột giảm mạnh trong thời gian dài và thấp hơn cả lúc chính vụ. Câu chuyện “được mùa – mất giá” là muôn thuở, nhưng liệu có hay không tình trạng cung đã vượt cầu dẫn đến thanh long bị mất giá?
Từ nhiều năm nay, xử lý thanh long cho ra quả vụ nghịch được coi là giải pháp hữu hiệu mang lại nguồn thu chính của nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bởi, thông thường giá bán nghịch vụ lúc nào cũng cao hơn chính vụ. Thế nhưng, vào thời điểm này, thanh long đang thu hoạch rộ thì giá bán trên thị trường sụt giảm mạnh, thấp hơn lúc chính vụ.
Hiện, thương lái thu mua loại sạt vườn dao động chỉ còn 6.500 đến 10.000 đồng/kg tùy loại. Trong khi đó, theo tính toán của nhà vườn thì vụ nghịch phải từ 12.000 đồng/kg mới hòa vốn. Như vậy, với mức giá trên nông dân cầm chắc lỗ. Câu hỏi được đặt ra, giá thấp là do đâu?
Ông Nguyễn Đình Sơn (thôn Minh Thành, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam) cho biết: “Nếu hàng mùa thì còn hy vọng với giá 8.000đ/kg, nhưng hàng thanh long thắp điện giá hạ như hiện nay thì sẽ bị thua lỗ cho nguồn vốn đầu tư”.
Dẫu biết rằng thương lái thu mua với mức giá thấp sẽ không có lãi, nhưng hầu hết các nhà vườn đành phải bấm bụng bán lỗ. Bởi lẽ, loại trái cây này không để được lâu trong vườn do dễ xuống màu và nấm nứt.
Câu chuyện nông dân làm ra sản phẩm, còn giá cả là do thị trường hay nói đúng hơn là đối tác khách hàng quyết định. Hiện nay, một số vùng trọng điểm trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, thương lái từ nước ngoài đến lưu trú để tìm hiểu thị trường cũng như đưa ra giá cả thu mua sản phẩm. Do họ nắm đằng cán, “lứa nào nhiều, lứa nào ít” và mua hay không mua sản phẩm hoặc giá cả thu mua như thế nào là do họ quyết định
Bà Trần Thị Lan – thương lái thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Không biết giá làm sao nhưng ngoài vựa bán ế. Nếu giá hạ thì ngoài vựa không bao giá. Báo giá hôm nay thì sáng mai phải cắt. Báo giá 2 - 3 ngày ngoài vựa không chịu, mình phải đồng ý theo”.
Bình Thuận hiện có trên 24.000 ha thanh long, trong đó hơn 15.000 ha nông dân xử lý chong đèn cho ra quả nghịch vụ. Sở dĩ, diện tích thanh long tăng nhanh ồ ạt như thời gian qua là do giá cả ở mức khá cao, không ít hộ đầu tư công sức, tiền của vào cây trồng này. Thế nhưng, cái khó hiện nay là đầu ra của quả thanh long vào thị trường khó tính còn rất hạn chế, chủ yếu vẫn là xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khi đó, đây là thị trường “đỏng đảnh”, không ít nông dân trong nước đã bị mắc lừa về sự cố con banh lông, khoai lang, dứa, sừng trâu... thiệt hại nặng nề.
Ông Võ Huy Hoàng – Giám đốc Công ty rau quả Bình Thuận cho biết: “Toàn bộ thanh long được tiêu thụ đều qua thị trường Trung Quốc. Nếu giá thị trường Trung Quốc hạ thì ở thị trường Bình Thuận cũng bị ảnh hưởng”.
Hiện, tỉnh Bình Thuận đã có chủ trương không khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng thanh long, tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện theo khuyến cáo đó. Một khi “cung đã vượt cầu” dẫn đến giá thấp, nông dân thiệt hại là chuyện dễ hiểu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thương lái vào tận bè thu mua từ 40.000 - 42.000đ/kg, cao gấp đôi so với cá tra. Với mức giá cá hú thương phẩm hiện tại được xem là cao nhất trong 10 năm qua, do thị trường nội địa khan hiếm mặt hàng này. Ngoài tiêu thụ ở các chợ truyền thống các tỉnh ĐBSCL, thương lái còn đưa đi các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Buôn Ma Thuật tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất đi.

Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.

Theo đó, tuyến đường xã An Hải sẽ được nâng cấp với chiều dài hơn 2km nối với đường bê tông hiện có từ xã An Phú đi gành Đá Đĩa đến vùng nuôi 40ha sò huyết và nâng cấp tuyến đường xã An Cư với chiều dài hơn 1,9km nối với đường bê tông nông thôn xã An Cư đến khu vực nuôi trồng thủy sản và nuôi hàu kết hợp rau câu, với diện tích hơn 30ha.

Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Đó là ông Phạm Văn Hải, ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Với chuồng trại quy mô, hiện đại theo kỹ thuật mới, đầy đủ hệ thống mái che, quạt gió, thoát nước, cho ăn tự động... hiện ông đang nuôi 22 heo nái sinh sản, hơn 70 heo con và hơn 100 heo thịt.