Giá Thanh Long Cao, Nhà Vườn Lãi Lớn

Tại Tiền Giang, thời điểm hiện tại, thương lái đến tận vườn thu mua thanh long ruột trắng với giá 20.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg so với tháng trước; thanh long ruột đỏ có giá khoảng 70.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với tháng trước.
Với mức giá này, sau khi trừ các chi phí, nhà vườn trồng thanh long thu lãi từ 250-300 triệu đồng/ha.
Ở thời điểm vụ thuận, thanh long cũng có giá từ 10.000-12.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với mọi năm. Không những được mùa, trúng giá, thị trường tiêu thụ thanh long cũng luôn rộng mở, do loại trái cây này đang được mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Từ đầu năm đến nay, do giá thanh long luôn ở mức cao, người trồng thanh long thu lãi lớn.
Thanh long là 1 trong 7 loại cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang, đang tiếp tục được đầu tư để nâng cao chất lượng và vị thế trên thị trường trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu. Diện tích chuyên canh thanh long không ngừng tăng, hiện toàn tỉnh có gần 3.000 ha thanh long, với sản lượng hơn 35.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Chợ Gạo; trong đó có khoảng 1.500 ha thanh long trồng trụ bê tông.
Tỉnh Tiền Giang cũng đang triển khai việc mở rộng vùng chuyên canh thanh long lên 5.000 ha vào năm 2015, tập trung tại huyện Chợ Gạo, Châu Thành.
Có thể bạn quan tâm

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.

Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.

Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.