Giá Sầu Riêng Giảm Mạnh

Sau một thời gian đứng ở mức cao, giá sầu riêng tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang) hiện đang giảm mạnh khiến nhiều nông dân trồng loại trái cây này lo lắng.
Anh Nguyễn Văn Nam, nông dân trồng sầu riêng tại ấp Bình Chánh Đông (Tam Bình, Cai Lậy) cho biết: Vào đầu tháng 5-2014, giá sầu riêng Monthong, Ri6 thương lái thu mua tại vườn có giá trên 30.000 đồng/kg, với mức giá này mỗi ha trồng sầu riêng nông dân thu về khoảng 300 - 400 triệu đồng. Hiện nay, giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh, sầu riêng Monthong chỉ còn 22.000 đồng/kg, Ri6 giảm còn 20.000 đồng/kg. Với mức giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí nông dân lãi thấp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá sầu riêng giảm do thị thị trường Trung Quốc có dấu hiệu tiêu thụ chậm lại, các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng đang thu hoạch rộ sầu riêng nên càng bị dội hàng.
Sầu riêng là loại cây được ngành Nông nghiệp xác định là 1 trong 7 loại cây chủ lực của tỉnh được trồng nhiều tại các xã dọc sông Tiền thuộc huyện Cai Lậy và TX. Cai Lậy. Trong thời gian qua, cây sầu riêng đem lại thu nhập cao cho nông dân, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Gần 200 năm bén rễ trên đất Thanh Hà (Hải Dương), cây vải tổ Thúy Lâm đã làm nên thương hiệu cho một vùng quê nông nghiệp và trở thành điểm để du khách gần xa tìm về.

Từ khi áp dụng cách thức chăn nuôi mới theo mô hình an toàn sinh học, đến nay, huyện Phú Tân (An Giang) đã có 140 hộ tham gia. Với lợi ích thiết thực, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tận dụng được năng lượng biogas để sử dụng trong sinh hoạt, mô hình chăn nuôi mang lợi ích kép này đã được nông dân đánh giá rất cao.

Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.

Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.

Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.