Giá Rau Xanh Tăng Phi Mã Sau Bão

Giá rau muống tăng gần gấp ba lần so với bình thường, phổ biến ở mức 10.000 đồng -12.000 đồng/mớ, rau ngót lên mức 7.000-8.000 đồng, mồng tơi 6.000-7.000 đồng/mớ, cải ngọt 20.000-22.000 đồng/kg
Mưa lớn dài ngày gây ngập lụt ở nhiều vùng khiến giá rau xanh ở Hà Nội ngày 9.8 tăng vọt, nhiều loại tăng gấp 3-4 lần.
Theo khảo sát của PV, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội như Phùng Khoang, Nhà Xanh, Ngã Tư Sở, Nghĩa Tân... giá rau muống tăng gần gấp ba lần so với bình thường, phổ biến ở mức 10.000 đồng -12.000 đồng/mớ, rau ngót lên mức 7.000-8.000 đồng, mồng tơi 6.000-7.000 đồng/mớ, cải ngọt 20.000-22.000 đồng/kg, cải bắp 14.000-17.000 đồng/kg, cà chua 17.000-20.000 đồng/kg...
Một tiểu thương ở chợ Phùng Khoang cho biết, do nhiều vùng rau bị ngập, đường giao thông bị tắc, lượng rau vào các chợ nội thành giảm mạnh khiến nhiều loại thông dụng như rau muống, rau cải tăng 2-3 lần. Tình trạng "khan" rau, giá tăng có thể kéo dài hai, ba hôm nữa.
Chị Phương, bán bún chả ở phường Quan Hoa (Cầu Giấy) nói, mưa lớn, ngập lụt nhiều nơi khiến giá rau thơm tăng đến cả chục lần so ngày thường. Nhiều loại rau như mùi, tía tô, kinh giới, húng trước chỉ 400 đồng/mớ, nay lên 4.000-5.000 đồng/mớ; xà lách tăng từ 15.000 đồng/kg lên 27.000- 30.000 đồng/kg. Theo chị Phương, dù giá cao, nhưng lo ngại nguồn rau chưa phục hồi, nhiều gia đình vẫn chọn mua số lượng lớn để tích trữ.
Ông Nguyễn Thành Lưu, Tổng GĐ Sàn giao dịch Rau quả và Thực phẩm an toàn Hà Nội, cho biết, do ngập nước, ô tô không thể vận chuyển rau vào nội thành, nên Cty phải hủy khoảng 30% số hợp đồng giao dịch rau cho các điểm tiêu thụ.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Anh, Chi cục phó Bảo vệ Thực vật Hà Nội cho biết, đến cuối chiều 9.8, diện tích rau bị ngập nước toàn thành phố gần 740 ha, diện tích rau bị giập nát, không có khả năng hồi phục trên 220 ha, trong đó chủ yếu là rau ăn lá như cải, mùng tơi, rau thơm. Huyện bị ngập lớn nhất là Thường Tín trên 100 ha, Hoài Đức hơn 90 ha, Mê Linh hơn 80 ha, Gia Lâm hơn 80 ha, Đông Anh gần 20 ha. "Nhiều vùng rau bị ngập nước nên sẽ ảnh hưởng nguồn cung trong ngắn hạn, giá rau sẽ tăng. Các huyện đang tích cực bơm tiêu nước, các vùng rau sẽ khôi phục trở lại khi nước rút", ông Hồng Anh nói.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.

Nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp những năm gần đây đang giảm dần và bộc lộ những hạn chế yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Không giống như vụ Hè-Thu hàng năm là vụ sản xuất và kinh doanh lúa gạo khó khăn nhất trong năm, vụ lúa Hè-Thu 2014 tại Đồng bằng sông Cửu Long đến nay gần như đã kết thúc, lúa thu hoạch tới đâu được doanh nghiệp và thương lái thu mua hết đến đó với giá cao so với mọi năm.

Thị trấn Vàm Láng không chỉ được nhiều người biết đến với cảng cá lớn nhất khu vực Gò Công, Lễ hội Nghinh Ông, Di tích Lăng Ông Nam Hải… mà còn có làng nghề cá khô truyền thống. Cùng với các loại hình chế biến khác như lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô… nghề phơi cá khô truyền thống đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cho lao động và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Theo đó, trong thời gian từ 15/9-15/10, ngành thú y sẽ tiến hành tiêm phòng các loại vắc xin như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, dịch tả… cho 38.150 con gia súc tại các huyện và thị xã.