Giá rau xanh tăng mạnh vì trời mưa
Khảo sát của người viết tại một số chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Thượng Đình, chợ Cầu Giấy, Phùng Khoang, chợ Hôm, Chợ Dịch Vọng… giá các loại rau, củ đã tăng phổ biến 20 -30% so với 1-2 tuần trước.
Cụ thể, tại chợ Dịch Vọng, rau dền, mồng tơi giá 5.000 đồng/mớ, tăng 1.000 đồng/mớ; rau ngót cũng tăng 1.000 đồng/mớ lên 6.000 đồng/mớ; cải xanh tăng từ 4.000 đồng lên 6.000 đồng/mớ; bắp cải tăng 3.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg; cải thảo tăng 5.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, mướp đắng tăng 2.000 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg.
Giá ra cải ngồng tăng khá mạnh, từ 13.000 đồng lên 20.000 đồng/kg, nhiều sạp tại chợ còn bán 22.000 đồng/kg. Cà chua tăng giá từ 13.000 đồng lên 18.000 đồng/kg.
Tuy nhiên giá một số loại rau vẫn ổn định do nguồn cung dồi dào như rau muống 5.000-6.000 đồng/mớ tùy loại.
Lý giải về nguyên nhân giá rau xanh tăng mạnh, chị Định, chủ một sạp rau tại chợ Cầu giấy cho biết, mưa lớn thời gian qua khiến rau không phát triển được và rau tại chợ tăng giá mạnh là chuyện thường.
Chị cho biết thông thường lần nào có mưa to giá rau cũng tăng mạnh.
Bà Nguyễn Thị Thu, tại xã Tây Tựu –Từ Liêm chuyên trồng sản xuất rau xanh bán buôn cho các chợ đầu mối trong khi đó cho biết, nhà bà trồng 5 sào rau xanh đủ các loại, mấy ngày gần đây mưa to kéo dài làm cho rau trong vườn phát triển chậm và dập nát hết các luống rau mới gieo trồng.
"Bình thường ngày nào nhà tôi cũng làm đủ các loại rau ra chợ bán lẻ và bán buôn nhưng mấy hôm nay giá rau đắt mà không có để bán", bà Thu nói.
Bà cho biết thêm, nếu thời tiết mưa kéo dài, những ruộng rau mới trồng sẽ phát triển chậm hoặc bị chết, dẫn đến khan hiếm rau xanh và các loại rau có thể tăng giá lên nữa trong thời gian tới.
Các tiểu thương cũng chung nhận định rằng trong khoảng 1 tuần tới giá rau vẫn chưa thể giảm bởi nguồn cung chưa ổn định trong thời tiết này.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.

Thực hiện dự án bảo tồn và phát triển gà đen, Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương đã phối hợp với 40 hộ dân tại thị trấn Mường Khương triển khai mô hình.

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.