Giá rau xanh tăng mạnh vì trời mưa
Khảo sát của người viết tại một số chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Thượng Đình, chợ Cầu Giấy, Phùng Khoang, chợ Hôm, Chợ Dịch Vọng… giá các loại rau, củ đã tăng phổ biến 20 -30% so với 1-2 tuần trước.
Cụ thể, tại chợ Dịch Vọng, rau dền, mồng tơi giá 5.000 đồng/mớ, tăng 1.000 đồng/mớ; rau ngót cũng tăng 1.000 đồng/mớ lên 6.000 đồng/mớ; cải xanh tăng từ 4.000 đồng lên 6.000 đồng/mớ; bắp cải tăng 3.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg; cải thảo tăng 5.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, mướp đắng tăng 2.000 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg.
Giá ra cải ngồng tăng khá mạnh, từ 13.000 đồng lên 20.000 đồng/kg, nhiều sạp tại chợ còn bán 22.000 đồng/kg. Cà chua tăng giá từ 13.000 đồng lên 18.000 đồng/kg.
Tuy nhiên giá một số loại rau vẫn ổn định do nguồn cung dồi dào như rau muống 5.000-6.000 đồng/mớ tùy loại.
Lý giải về nguyên nhân giá rau xanh tăng mạnh, chị Định, chủ một sạp rau tại chợ Cầu giấy cho biết, mưa lớn thời gian qua khiến rau không phát triển được và rau tại chợ tăng giá mạnh là chuyện thường.
Chị cho biết thông thường lần nào có mưa to giá rau cũng tăng mạnh.
Bà Nguyễn Thị Thu, tại xã Tây Tựu –Từ Liêm chuyên trồng sản xuất rau xanh bán buôn cho các chợ đầu mối trong khi đó cho biết, nhà bà trồng 5 sào rau xanh đủ các loại, mấy ngày gần đây mưa to kéo dài làm cho rau trong vườn phát triển chậm và dập nát hết các luống rau mới gieo trồng.
"Bình thường ngày nào nhà tôi cũng làm đủ các loại rau ra chợ bán lẻ và bán buôn nhưng mấy hôm nay giá rau đắt mà không có để bán", bà Thu nói.
Bà cho biết thêm, nếu thời tiết mưa kéo dài, những ruộng rau mới trồng sẽ phát triển chậm hoặc bị chết, dẫn đến khan hiếm rau xanh và các loại rau có thể tăng giá lên nữa trong thời gian tới.
Các tiểu thương cũng chung nhận định rằng trong khoảng 1 tuần tới giá rau vẫn chưa thể giảm bởi nguồn cung chưa ổn định trong thời tiết này.
Có thể bạn quan tâm

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

Châu Thành (Tiền Giang) được xem là “vương quốc rau” của tỉnh và đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên triển khai mô hình sản xuất rau an toàn. Thế nhưng, qua hơn 10 năm từ khi mô hình đầu tiên được triển khai quá trình xây dựng vùng rau an toàn vẫn loay hoay tìm hướng đi.

Đến nay, vụ lạc ở Thừa Thiên - Huế đã thu hoạch xong được hơn 1 tháng, nhưng do giá xuống quá thấp và thương lái ít thu mua nên người dân khó bán được lạc.

Thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Tánh Linh về sản xuất lúa chất lượng cao vụ đông xuân 2012 - 2013, UBND huyện đã triển khai trên diện tích là 1.000 ha, phân bổ cho 9 xã và một thị trấn (trừ Măng Tố, La Ngâu, Suối Kiết, Gia Huynh). UBND huyện Tánh Linh đã chỉ định 2 đơn vị cung ứng giống là HTX NNII Đức Phú và Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.

Dưa hiện đang cho thu hoạch, năng suất đạt 4 - 5 tạ/sào, giảm 3 - 4 tạ, giá bán từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg so với năm trước. Nông dân thua lỗ 3 - 4 triệu đồng/sào.