Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi

Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi
Ngày đăng: 11/04/2015

Về vùng đất quế Trà Bồng, Tây Trà những ngày này, đồng bào Cor ai cũng bận rộn vì vào rừng thu hoạch quế. Trên các triền đồi, trục đường xuyên xã, liên thôn đâu đâu cũng ngào ngạt hương quế thơm nồng.

Với nụ cười rạng rỡ, ông Hồ Văn Mân ở thôn Nguyên, xã Trà Hiệp (Trà Bồng) đang thu hoạch quế không giấu được niềm vui nói với chúng tôi rằng: Trong những năm trở lại đây, vụ quế năm nay là được giá nhất. Từ đầu vụ đến giờ, giá quế luôn giữ ở mức cao và ổn định, không phập phù lên xuống như nhiều năm trước.

Hiện nay 1kg vỏ quế tươi giá thấp nhất cũng từ 13.000 đồng đến 15.000 đồng, giá cao khoảng 20.000 đồng. Trong khi đó, giá 1kg quế khô cũng dao động từ 32.000 đồng - 35.000 đồng/kg. "So với năm trước, giá quế tăng lên khoảng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg tùy theo từng loại quế. Quế được giá nên chúng tôi ai ai cũng vui mừng" - ông Mân hồ hởi cho hay.

Bà Bùi Thị Kênh - một thương lái thu mua quế ở xã Trà Hiệp cho biết: Năm nay chẳng những giá quế tăng cao mà sản lượng quế cũng tăng gấp đôi những năm trước. Bình quân mỗi ngày điểm thu mua của gia đình tôi mua vào khoảng 300 - 400kg quế tươi.

Lý giải về nguyên nhân sản lượng quế tăng cao so với mọi năm, bà Kênh cũng như nhiều thương lái khác cho rằng, cùng với diện tích quế tăng lên đáng kể trong những năm trở lại đây thì giá quế tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm sản lượng quế thu hoạch tăng.

"Với không ít bà con trồng quế, cây quế cũng như "của để dành" của gia đình, những năm trước giá quế thấp, nên người dân không mặn mà với việc thu hoạch mà để cho cây lớn, chờ giá cao sẽ thu hoạch. Năm nay, giá quế tăng mạnh, nên nhà nào có diện tích quế đến kỳ thu hoạch cũng tranh thủ vào rừng khai thác. Chính vì vậy, đã khiến sản lượng quế tăng cao hơn so với những năm trước" - ông Trần Văn Ngọc - một thương lái thu mua quế ở xã Trà Thủy nhận định.

Hằng năm có hai đợt thu hoạch quế. Đợt một bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3 và đợt thứ hai từ tháng 7 đến tháng 8 (âm lịch). Trong khoảng thời gian này vỏ quế dễ lột và có nhiều tinh dầu. So với các loại cây nguyên liệu, cây quế có tuổi đời khá dài, thường từ 15 - 20 năm mới cho giá trị cao, thế nhưng ít có loại cây trồng nào ở đất miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế.

Cây quế chẳng bỏ thứ gì, trừ gốc và rễ. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao. Theo tìm hiểu của chúng tôi, lá quế tươi được các chủ lò ép tinh dầu quế đến tận vườn mua với giá 1.200 đồng/kg và 2.500 đồng/kg lá khô, nhờ vậy nên giá trị từ cây quế tăng đáng kể.

Gạt giọt mồ hôi trên khuôn mặt rám nắng, chị Hồ Thị Luôn ở xã Trà Lãnh (Tây Trà) vui vẻ cho biết: "Vụ quế năm nay, gia đình tôi có 500 cây quế đang cho thu hoạch, trong tổng số hơn 4.000 cây trên rẫy. Ước tính vụ thu hoạch năm nay gia đình tôi sẽ thu về vài chục triệu đồng. Thu nhập từ cây quế để mua lúa gạo và sinh hoạt gia đình và cho 4 đứa con tới trường”.

Ước tính, hiện nay, 2 huyện Trà Bồng, Tây Trà có khoảng hơn 7.000 ha quế, trong đó có khoảng 30% diện tích quế đã trồng được 7 - 10 năm, nay là thời điểm khai thác, sản lượng khai thác hàng năm ước đạt trên 1.000 tấn quế khô. Ở vùng đất quế Trà Bồng, Tây Trà, cây quế hiện diện ở khắp nơi. Hầu như bà con đồng bào Cor nhà nào cũng trồng quế. Nhà nhiều trồng cũng mấy chục nghìn cây nhà ít cũng vài trăm cây, tới khi thu hoạch cũng có kha khá vốn trong tay.

Đặc biệt, từ khi khẳng định được thương hiệu, cây quế đã trở thành "phao cứu sinh" trong đời sống của bà con đồng bào Cor. Đối với họ, chẳng cây gì mang lại giá trị lớn như cây quế, bởi thế họ ví cây quế là "kho gạo" giữa rừng, mùa thu hoạch quế là mùa "nhặt gạo" trên núi… Cây quế đã và đang giúp nhiều địa phương vùng cao Trà Bồng, Tây Trà thay da đổi thịt…


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

01/10/2011
Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.

06/06/2012
Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.

20/05/2012
Kiểm Tra Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Là Chính Theo Hướng GAP Kiểm Tra Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Là Chính Theo Hướng GAP

Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.

10/06/2012
Lãi Hơn Nửa Tỉ Một Năm Nhờ Nuôi Gà Lãi Hơn Nửa Tỉ Một Năm Nhờ Nuôi Gà

Đến xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ (Long An), ai cũng biết anh Trịnh Văn Bé Sáu là nông dân điển hình thực hiện nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng.

10/06/2012