Giá ớt lao dốc

Đầu vụ ớt năm nay ở Quảng Ngãi, giá rất cao, từ 37-38.000đ/kg. Người trồng ớt tưởng trúng đậm. Năng suất ớt dự kiến đạt 1,2 - 1,5 tấn, với giá như vậy, người trồng ớt dự tính thu khoảng 40 triệu đồng, trừ chi phí phân bón, thuốc BVTV còn lãi khoảng 32 triệu đồng/sào. Thế nhưng, từ giữa tháng 4 giá ớt giảm xuống 25.000đ/kg, đến nay “lao dốc” xuống 18.000đ/kg, bằng một nửa giá đầu vụ.
Mỗi ngày, trung bình 1 người hái 15-20kg, mỗi công thu hoạch ớt từ 120-140.000đ. Như vậy, với giá hiện nay thì chủ ruộng phải tốn 1/2 tiền bán ớt chi trả cho công thu hoạch, lãi chẳng là bao.
Ông Võ Tấn Đại, GĐ HTX Nông nghiệp Bình Dương cho biết: Bình Dương là xã có diện tích trồng ớt nhiều nhất huyện Bình Sơn và tỉnh Quảng Ngãi. Vụ đông xuân 2014- 2015 toàn xã trồng 100ha ớt. Thời điểm thu hoạch ớt kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8. Hiện là thời điểm thu hoạch rộ, nhưng giá lại rớt mạnh khiến nông dân trồng ớt rất lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Ông Lưu Văn Phước, ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành – An Giang thả nuôi 7 vèo ếch Thái với diện tích trên 100m2 cho biết: Sau 3 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng từ 200 – 300 gram/con, ông thu được 5.500 con ếch thịt bán với giá 25.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi 32 triệu đ.

Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.

Nhiều lần đến với xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, nơi tiếp giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình về phía Bắc để tác nghiệp, chúng tôi đã biết được một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công ở đây như: Lặn biển bắt tôm hùm, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là kiểu làm “nhà bẫy mực” dưới đáy biển!