Giá ớt lao dốc

Đầu vụ ớt năm nay ở Quảng Ngãi, giá rất cao, từ 37-38.000đ/kg. Người trồng ớt tưởng trúng đậm. Năng suất ớt dự kiến đạt 1,2 - 1,5 tấn, với giá như vậy, người trồng ớt dự tính thu khoảng 40 triệu đồng, trừ chi phí phân bón, thuốc BVTV còn lãi khoảng 32 triệu đồng/sào. Thế nhưng, từ giữa tháng 4 giá ớt giảm xuống 25.000đ/kg, đến nay “lao dốc” xuống 18.000đ/kg, bằng một nửa giá đầu vụ.
Mỗi ngày, trung bình 1 người hái 15-20kg, mỗi công thu hoạch ớt từ 120-140.000đ. Như vậy, với giá hiện nay thì chủ ruộng phải tốn 1/2 tiền bán ớt chi trả cho công thu hoạch, lãi chẳng là bao.
Ông Võ Tấn Đại, GĐ HTX Nông nghiệp Bình Dương cho biết: Bình Dương là xã có diện tích trồng ớt nhiều nhất huyện Bình Sơn và tỉnh Quảng Ngãi. Vụ đông xuân 2014- 2015 toàn xã trồng 100ha ớt. Thời điểm thu hoạch ớt kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8. Hiện là thời điểm thu hoạch rộ, nhưng giá lại rớt mạnh khiến nông dân trồng ớt rất lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2014, Tổ hợp tác (THT) đoàn kết nuôi bò nhốt thâm canh thôn 8 (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông - Dak Lak) được thành lập trong niềm hân hoan không chỉ riêng bà con nông dân, mà cả với chính quyền địa phương. Hình thức liên kết này mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở một huyện thuần nông.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.

Hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang tiến hành tưới cà phê đợt 2 và đợt 3, nhưng do nguồn nước thiếu hụt nhiều địa phương không đủ nước để đáp ứng nhu cầu các đợt tưới tiếp theo.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Dak Lak, các thương lái đang tập trung thu mua sắn tươi với giá 1.600 đồng/kg và giá sắn lát phơi khô hiện ở mức 4.000 đồng/kg, tăng từ 500 - 700 đồng/kg so với cùng kỳ niên vụ trước. Đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.

Ở xã Tân Quý Tây huyện Bình Chánh, TPHCM, bằng những mảnh vườn rau cung cấp cho hợp tác xã, nông dân giờ đây đã có của ăn của để, thoát nghèo.