Giá ổn định nhưng người trồng khóm không vui

Vợ chồng chị Phan Thị Nhung ở xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa), đến khu vực Đồng Dinh thu hoạch khóm. Sau khi treo những bao tải khóm vào dây cáp thả ròng rọc xuống chân đồi, hai vợ chồng chị phân khóm ra từng loại rồi cho vào bao tải để bán. Chị Nhung cho hay: Năm nay, khóm trái nhỏ nên phải chịu khó phân loại, nếu bán sa cạ thì thương lái không mua. Loại khóm bằng cổ chân, chúng tôi bán cho mấy người hàng xén về bán lẻ lại giá 2.000 đồng/kg; loại khóm bằng lon sữa bò gọt bán cho người đi đường giá 5.000 đồng/kg; còn loại cân nặng 1 trái/kg trở lên thì giá 10.000 đồng/kg. Rẫy khóm của gia đình tôi rộng 5ha, trung bình hàng năm thu trên 50 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi 30 triệu đồng/ha. Hai năm nay, do khóm bệnh, lại gặp nắng hạn kéo dài nên khóm trái nhỏ chiếm đa số, bán chỉ lãi 20 triệu đồng/ha.
Cạnh đó, ông Lê Hồng Ngọc ở thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa) có rẫy khóm tại Đồng Dinh rộng 8ha, nói: “Người trồng khóm lâu nay rất thong thả vì giá cả ổn định, năm nào gia đình tôi cũng lãi trên 300 triệu đồng. Nay khóm bị bệnh héo đỏ lá, gom lại chỉ còn lãi 100 triệu đồng. Trong khi đó, đây là thu nhập chính của cả bốn gia đình gồm vợ chồng tôi và ba đứa con có gia đình riêng cùng làm chung rẫy khóm này”.
Năm rồi, tại vùng trồng khóm Đồng Dinh có trên 300ha bị bệnh héo đỏ lá. Theo tính toán của nhiều nông dân, bệnh héo đỏ lá và thời tiết nắng hạn kéo dài khiến năng suất khóm giảm nên người trồng chỉ lãi 10 đến 15 triệu đồng/ha, thấp hơn các năm trước. Theo kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên trong tháng 5 vừa qua, rệp sáp gây hại 12ha, tỉ lệ hại 8% cây; bệnh héo đỏ gây hại diện tích 15ha, tỉ lệ hại 6% cây. Như vậy, đây là năm thứ hai bệnh héo đỏ lá tiếp tục “đeo bám” vùng trồng khóm Đồng Dinh.
Ông Nguyễn Tấn Thơ, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa, cho biết: Khóm thích hợp trồng trên khu vực đồi dốc, rất dễ sống, phát triển tốt trong điều kiện thời tiết nắng hạn. Thông thường trồng một lần khóm “ăn” lứa khóm tơ, còn “ăn” tiếp theo lứa khóm gốc ít nhất cũng 5 năm. Tuy nhiên hai năm nay, nắng hạn kéo dài, đất trồng khóm khô khốc kéo theo khóm bị bệnh nên cây mau xuống sức, thời gian “ăn” lứa khóm gốc chỉ còn 3 đến 4 năm. Người trồng khóm phải bỏ tiền công đầu tư trồng mới.
Có thể bạn quan tâm

Theo các trại chăn nuôi ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương giá gà bán tại trại tiếp tục giảm mạnh 6.000 đồng - 7.000 đồng/kg so với tháng trước.

Thu hoạch vụ hành tím năm nay, 950 hộ ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) rất khấn khởi vì được mùa, được giá. Nhơn Hải có diện tích đất nông nghiệp 2.482 ha, trong đó diện tích cây hành 45 ha.

2 năm gần đây, gia đình anh Nguyễn Ngọc Vinh - chuyên làm cá giống ở xóm 7, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên) đã tận dụng mặt nước thả thêm ba ba, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

Mỗi năm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 10.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, đã trở nên giàu có. Ông Nguyễn Văn Thượng ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân là một điển hình.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp người dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Định Hoá (Thái Nguyên) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá trắm cỏ bán thâm canh, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.