Giá Nhím Giống Giảm Mạnh

Sau thời gian giá nhím con ở mức khá cao: khoảng 15 triệu đồng/cặp, thì hiện nay người chăn nuôi chỉ cần đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng/cặp để chăn nuôi. Giá nhím giống giảm mạnh cũng kéo theo giá nhím thịt giảm từ trên 500.000 đồng xuống chỉ còn 150.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Cao, một nông dân nuôi nhím ở xã Suối Cát (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cho biết, giá nhím giảm mạnh, tạo điều kiện để hộ nghèo có điều kiện chăn nuôi. Bởi vì nhím rất dể nuôi, ít bệnh, nhất các loại thức ăn của nhím như: củ quả, rau xanh rất dễ tìm ở vùng nông thôn. Nhờ giá giống rẻ, một số nông dân tận dụng nguồn thực phẩm ở nông thôn tiếp tục nuôi nhím. Với trọng lượng từ 15 kg/con, người nuôi nhím bán cho thương lái được trên 2 triệu đồng/con.
Được biết Nhím nuôi được 1 năm sẽ bắt đầu sinh sản. Năm thứ 2, nhím mẹ đẻ được từ 2 đến 3 lứa/năm, mỗi lứa có từ 2-3 con.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 15-12-2013 ở Thanh Hóa, trên địa bàn các xã: Xuân Bình, Xuân Hòa (Như Xuân) và Thạch Tượng (Thạch Thành) đã xảy ra bệnh lở mồm, long móng (LMLM) làm 177 con trâu, bò bị mắc bệnh.

Hiện nay, xu hướng sản xuất đa canh, đa con trên cùng một diện tích được nhiều nông dân xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) áp dụng. Với mô hình lúa - ếch - cá kết hợp, mỗi năm đem về cho người nuôi hàng trăm triệu đồng. Theo đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Từ năm 2008 đến nay, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) thực hiện các mô hình trình diễn đã giới thiệu cho người chăn nuôi về quy trình nuôi gà thả vườn, chuyển giao các giống mới, nuôi gà thả vườn chất lượng tốt theo hướng an toàn sinh học đem lại lợi nhuận kinh tế cao.

Mới đây đến xã Hoàng Tân (TX Quảng Yên - Quảng Ninh), chúng tôi được nghe giới thiệu về mô hình nuôi “Hà treo dây” của người dân xã. Đây là mô hình phát triển kinh tế mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện được nông dân trên địa bàn nhân rộng.

Là mô hình nuôi nhốt kiểu mới, song chuồng trình tường (còn gọi là chuồng đất nện) đang mang lại hiệu quả, được đồng bào vùng cao Lào Cai xem như “bảo bối” để bảo vệ đàn gia súc của họ trước mỗi mùa rét.