Giá nhãn tăng
Hiện giá nhãn Idor loại 1 tại huyện ở mức 30.000 đồng/kg, Idor loại 2 là 28.000 đồng/kg, nhãn xuồng 30.000 đồng/kg và nhãn long 9.000 đồng/kg.
Ông Phạm Văn Nho ngụ ấp An Hòa, xã An Nhơn cho biết: “Những năm gần đây, do biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp nên việc canh tác nhãn cho năng suất mùa nghịch không thua mùa thuận là mấy. Vụ nhãn này sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình tôi còn lời khoảng 18.000 đồng/kg. Số tiền lời này là khá. Hồi trước trồng giống nhãn da bò bị bệnh nên thất thu liên tục, giờ trồng giống Idor này cho năng suất và đồng lời cao hơn”.
Theo tính toán của nhiều nông dân, với mức giá trên, các hộ trồng nhãn thu lời khoảng 15 - 17 triệu đồng/1.000m2. Điều này giúp bà con có nguồn thu để tiếp tục sản xuất đầu tư sau 1 thời gian dài bị các dịch bệnh tấn công.
Ông Trương Văn Rồi – Giám đốc Hợp tác xã nhãn Châu Thành cho biết: “Dù là mùa nghịch nhưng hiện nay mỗi ngày hợp tác xã thu mua khoảng 2-3 tấn nhãn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ, phía Bắc... Hợp tác xã còn xuất nhiều lô nhãn sang thị trường Mỹ, đây được xem là thị trường phát triển tiềm năng trong thời gian tới của nhãn Châu Thành”.
Theo nhiều thương lái, giá nhãn tăng do lượng hàng không đủ cung cấp cho thị trường. Theo dự báo, nhiều khả năng giá nhãn sẽ khó giảm trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Hải Phòng đã đưa ra 3 phương án lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm nghề cá tại Thủy Nguyên, đảo Bạch Long Vỹ và đảo Cát Bà.

Nhóm nghiên cứu Hồ Mỹ Hạnh, Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ và Bùi Minh Tâm, khoa thủy sản, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang nhằm phát triển loài cá này, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.

Khoảng vài tháng nay trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL giá cua giảm mạnh, khiến cho hoạt động buôn bán, các điểm trung chuyển, các vựa ế ẩm. Người nông dân lo lắng vì giá cả của mặt hàng thủy sản đặc biệt này vẫn bấp bênh…

Trong những ngày qua, thông tin một số hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai tiếp tục sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến người tiêu dùng và các hộ chăn nuôi chân chính ở vùng Đông Nam bộ hết sức lo ngại. Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý Nhà nước đã kiến nghị xử lý hình sự những người dùng chất cấm trong chăn nuôi.

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt trời như hiện nay, anh Đào Duy Khương (thôn 2, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng đã có vài năm công tác tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền (TP Hải Phòng). Một thời gian sau thì anh lấy vợ là giáo viên ở Hải Hà, lần lượt sinh 2 con gái. Lương “ba cọc ba đồng”, lại xa nhà nên anh không giúp đỡ gì được vợ con.