Giá nhãn tăng
Hiện giá nhãn Idor loại 1 tại huyện ở mức 30.000 đồng/kg, Idor loại 2 là 28.000 đồng/kg, nhãn xuồng 30.000 đồng/kg và nhãn long 9.000 đồng/kg.
Ông Phạm Văn Nho ngụ ấp An Hòa, xã An Nhơn cho biết: “Những năm gần đây, do biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp nên việc canh tác nhãn cho năng suất mùa nghịch không thua mùa thuận là mấy. Vụ nhãn này sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình tôi còn lời khoảng 18.000 đồng/kg. Số tiền lời này là khá. Hồi trước trồng giống nhãn da bò bị bệnh nên thất thu liên tục, giờ trồng giống Idor này cho năng suất và đồng lời cao hơn”.
Theo tính toán của nhiều nông dân, với mức giá trên, các hộ trồng nhãn thu lời khoảng 15 - 17 triệu đồng/1.000m2. Điều này giúp bà con có nguồn thu để tiếp tục sản xuất đầu tư sau 1 thời gian dài bị các dịch bệnh tấn công.
Ông Trương Văn Rồi – Giám đốc Hợp tác xã nhãn Châu Thành cho biết: “Dù là mùa nghịch nhưng hiện nay mỗi ngày hợp tác xã thu mua khoảng 2-3 tấn nhãn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ, phía Bắc... Hợp tác xã còn xuất nhiều lô nhãn sang thị trường Mỹ, đây được xem là thị trường phát triển tiềm năng trong thời gian tới của nhãn Châu Thành”.
Theo nhiều thương lái, giá nhãn tăng do lượng hàng không đủ cung cấp cho thị trường. Theo dự báo, nhiều khả năng giá nhãn sẽ khó giảm trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Là xã nằm ven sông Gianh, bốn bề sông nước, có nhiều diện tích đất ven bãi thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, những năm qua, xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn - Quảng Bình) đã phát huy được thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM của nơi đây.

Đến xã Giao Thiện (Giao Thuỷ - Nam Định) những ngày này, chúng tôi được chứng kiến không khí sôi động chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân nơi đây. Anh Trần Văn Nguyên ở xóm Tân Hồng phấn khởi cho biết, gia đình anh đang lắp đặt các quạt đảo nước tạo ô-xy cho các ao nuôi để kịp thả tôm giống.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.