Giá nhãn tăng
Hiện giá nhãn Idor loại 1 tại huyện ở mức 30.000 đồng/kg, Idor loại 2 là 28.000 đồng/kg, nhãn xuồng 30.000 đồng/kg và nhãn long 9.000 đồng/kg.
Ông Phạm Văn Nho ngụ ấp An Hòa, xã An Nhơn cho biết: “Những năm gần đây, do biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp nên việc canh tác nhãn cho năng suất mùa nghịch không thua mùa thuận là mấy. Vụ nhãn này sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình tôi còn lời khoảng 18.000 đồng/kg. Số tiền lời này là khá. Hồi trước trồng giống nhãn da bò bị bệnh nên thất thu liên tục, giờ trồng giống Idor này cho năng suất và đồng lời cao hơn”.
Theo tính toán của nhiều nông dân, với mức giá trên, các hộ trồng nhãn thu lời khoảng 15 - 17 triệu đồng/1.000m2. Điều này giúp bà con có nguồn thu để tiếp tục sản xuất đầu tư sau 1 thời gian dài bị các dịch bệnh tấn công.
Ông Trương Văn Rồi – Giám đốc Hợp tác xã nhãn Châu Thành cho biết: “Dù là mùa nghịch nhưng hiện nay mỗi ngày hợp tác xã thu mua khoảng 2-3 tấn nhãn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ, phía Bắc... Hợp tác xã còn xuất nhiều lô nhãn sang thị trường Mỹ, đây được xem là thị trường phát triển tiềm năng trong thời gian tới của nhãn Châu Thành”.
Theo nhiều thương lái, giá nhãn tăng do lượng hàng không đủ cung cấp cho thị trường. Theo dự báo, nhiều khả năng giá nhãn sẽ khó giảm trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, trong điều kiện có nhiều khó khăn nhưng nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định vẫn tiếp tục phát triển cả về quy mô và sản lượng thủy sản. Có được kết quả đó là do công tác phổ biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được các ngành chức năng, các địa phương đặc biệt coi trọng.

Những tháng cuối năm 2013 đến nay, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao đã kích thích bà con nông dân ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

Mô hình nuôi chim yến trong nhà đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên số hộ dân nuôi loại chim này tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) không ngừng tăng, bất chấp ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn trong khu dân cư cũng như nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang đã quy hoạch tiểu vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 25.000 ha, sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm, nâng tổng diện tích này trên 60.000 ha/năm.

Những ngày này, nông dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Nhiều bà con cho biết, chưa năm nào hồ tiêu vừa được mùa lại được giá như năm nay.