Giá nhãn tăng
Hiện giá nhãn Idor loại 1 tại huyện ở mức 30.000 đồng/kg, Idor loại 2 là 28.000 đồng/kg, nhãn xuồng 30.000 đồng/kg và nhãn long 9.000 đồng/kg.
Ông Phạm Văn Nho ngụ ấp An Hòa, xã An Nhơn cho biết: “Những năm gần đây, do biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp nên việc canh tác nhãn cho năng suất mùa nghịch không thua mùa thuận là mấy. Vụ nhãn này sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình tôi còn lời khoảng 18.000 đồng/kg. Số tiền lời này là khá. Hồi trước trồng giống nhãn da bò bị bệnh nên thất thu liên tục, giờ trồng giống Idor này cho năng suất và đồng lời cao hơn”.
Theo tính toán của nhiều nông dân, với mức giá trên, các hộ trồng nhãn thu lời khoảng 15 - 17 triệu đồng/1.000m2. Điều này giúp bà con có nguồn thu để tiếp tục sản xuất đầu tư sau 1 thời gian dài bị các dịch bệnh tấn công.
Ông Trương Văn Rồi – Giám đốc Hợp tác xã nhãn Châu Thành cho biết: “Dù là mùa nghịch nhưng hiện nay mỗi ngày hợp tác xã thu mua khoảng 2-3 tấn nhãn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ, phía Bắc... Hợp tác xã còn xuất nhiều lô nhãn sang thị trường Mỹ, đây được xem là thị trường phát triển tiềm năng trong thời gian tới của nhãn Châu Thành”.
Theo nhiều thương lái, giá nhãn tăng do lượng hàng không đủ cung cấp cho thị trường. Theo dự báo, nhiều khả năng giá nhãn sẽ khó giảm trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Kiên trì giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và áp dụng quy trình sản xuất an toàn cho người tiêu dùng, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đã hình thành một vùng sản xuất dưa lưới cho hiệu quả cao. Hiện nay, ngoài số dưa lưới được người trồng tiêu thụ tại chỗ theo hình thức bán lẻ cho khách du lịch, các ruộng dưa lưới tại Xuyên Mộc đều được thương lái bao tiêu sản phẩm.

Trong những năm qua, hiệu quả sản xuất của nông dân tại các xã xây dựng nông thôn mới (NTM) không ngừng tăng lên. Ngoài các yếu tố như đất đai, khí hậu, các chương trình hỗ trợ sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân được triển khai đã góp phần tạo thêm động lực mới nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn.

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có hơn 50ha trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán, chủ yếu là hoa đồng tiền, cúc, thược dược, cát tường... So với mọi năm, vụ hoa này gặp khó khăn bởi trời lạnh, nhiều loài sâu bệnh xuất hiện gây hại cho hoa tết. Vì vậy, dự báo chi phí người trồng hoa bỏ ra tăng từ 15-20% so với vụ hoa ở Tết năm trước.

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, trong năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 296.350 tấn, vượt 0,5% so với kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2013. Bà con ngư dân thực hiện đóng mới 101 chiếc tàu cá, đưa tổng số tàu cá toàn tỉnh hiện nay 6.276 chiếc, tổng công suất 1.040.325CV (trong đó có 5.887 chiếc tàu khai thác và 47 tàu làm dịch vụ nghề cá). Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 109 tổ đội đoàn kết trên biển.

Canh tác nông sản theo quy trình VietGAP góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thế nhưng, sản phẩm VietGAP trên địa bàn tỉnh vẫn đang bị “lẫn lộn” với những sản phẩm thông thường khiến người nông dân canh tác theo quy trình VietGAP gặp khó khăn.