Giá muối tăng nhờ tạm trữ

Cụ thể, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, giá muối tại miền Bắc dao động ở mức 1.200-2.500 đồng/kg; tại vùng Nam Trung Bộ, muối thủ công có giá 300-950 đồng/kg, muối công nghiệp 650-960 đồng/kg; vùng ĐBSCL, giá 600-1.000 đồng/kg.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, sản lượng muối tháng 9 đạt khoảng 1,34 triệu tấn, tăng 23,3% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, Ninh Thuận đạt 444.000 tấn, tăng 7%; Bạc Liêu đạt 153.800 tấn, tăng 1,4%.
Muối sản xuất thủ công đạt 917.300 tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ 2014; muối sản xuất công nghiệp đạt 427.100 tấn, tăng 36,4%.
Về muối công nghiệp, đáng chú ý là Ninh Thuận đạt 267.200 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ, chiếm 62,5% sản lượng muối công nghiệp của cả nước. Bình Thuận đạt 102.900 tấn, tăng 9,8%.
Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 540.000 tấn, trong đó, miền Bắc tồn 54.400 tấn, miền Trung tồn 300.300 tấn, ĐBSCL tồn 185.300 tấn.
Tính đến ngày 20/9, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 15.172 ha, trong đó, diện tích muối thủ công đạt 11.260 ha, tăng 85 ha so với cùng kỳ 2014; diện tích muối công nghiệp đạt 3.912 ha, tăng 273 ha so với cùng kỳ 2014.
Có thể bạn quan tâm

Mùa thu hoạch na của bà con các dân tộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn mới chỉ vừa bắt đầu.

Có thể khẳng định như vậy vì không thể chế biến, lại càng không thể bán ra ngoài, người tiêu dùng chỉ cần nhìn qua vỏ bưởi là biết trái nào chín, trái nào xanh, bưởi non hoàn toàn không có giá trị kinh tế.

Ngành hàng cá tra VN có khả năng tiêu thụ rất lớn, XK đến 142 thị trường các nước trên thế giới (chiếm tới 90% sản lượng), còn thị trường nội địa đang bỏ ngỏ, chỉ tiêu thụ khoảng 10.000 tấn/năm.

Tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Do tình trạng săn lùng thu mua cau non để xuất sang Trung Quốc ở những tháng trước và diện tích trồng cau bị thu hẹp khiến cau tươi những ngày gần đây tăng giá chóng mặt vì khan hiếm hàng.