Giá mủ rẻ, Thanh Hoá tạm dừng kế hoạch trồng mới cây cao su

Theo kế hoạch UBND tỉnh Thanh Hóa giao trồng cao su năm 2015 là 800 ha; trong đó cao su tiểu điền 500 ha, cao su đại điền 300 ha.
Tuy nhiên, đến nay Công ty TNHH một thành viên cao su Thanh Hóa và các hộ dân vẫn chưa trồng cao su theo kế hoạch.
Vườn cao su của một hộ dân trên địa bàn huyện Như Thanh bị kẻ gian chặt phá
Qua kiểm tra thực tế của Sở NN&PTNT cho thấy, diện tích trồng mới cao su năm 2015 đến nay chỉ được 1 ha tại huyện Thọ Xuân.
Nguyên nhân người dân không trồng mới cây cao su là do giá mủ trên thị trường thế giới và trong nước ở mức rất thấp;
Hiện nay chỉ được 23.000 - 25.000 đồng/kg mủ quy khô; tiêu thụ sản phẩm mủ cao su rất khó khăn, người trồng cao su không có lãi.
Trong khi đó, việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, phải 7 - 10 năm mới cho thu hoạch mủ, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su.
Trước tình hình trên, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015; tập trung chỉ đạo duy trì, chăm sóc diện tích cao su hiện có.
Theo ông Nguyễn Đức Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, chương trình phát triển cao su là chương trình quan trọng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh.
UBND tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cao su giai đoạn 2011-2015, với mức hỗ trợ 9 triệu đồng/ha cao su trồng mới và chăm sóc hai năm đầu.
UBND tỉnh yêu cầu sở, ngành, huyện có liên quan rà soát, đánh giá cụ thể kết quả trồng cao su trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/10.
Được biết, hiện nay tổng diện tích cao su của Thanh Hóa là gần 20.000 ha, trong đó tập trung ở các huyện: Như Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành…
Toàn tỉnh hiện có hơn 6.400 ha cao su đang cho thu hoạch mủ, sản lượng đạt hơn 6.000 tấn/năm.
Có thể bạn quan tâm

Cty cũng đã giải quyết chế độ chính sách, chăm lo đời sống công nhân chu đáo: Nộp BHXH, BHYT, BHTN trên 147 tỷ đồng; giải quyết gần 59 tỷ đồng tiền ăn giữa ca; chi trả chế độ chính sách lao động nữ 1,65 tỷ đồng; nâng bậc lương cho 798 người; phòng hộ lao động 11,37 tỷ đồng; bồi dưỡng độc hại gần 37 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Lâm Đồng là tỉnh đạt khá trong xây dựng NTM. Đáng lưu ý, Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về NNCNC, có thể nói là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về NNCNC hiện nay.

Đối với các vùng nguyên liệu trọng điểm của nhà máy, đơn vị hỗ trợ cho mượn mì giống, mượn vốn để SX; đến khi nông dân thu hoạch, Cty sẽ bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý theo giá thị trường. BDSTAR cũng đã cam kết thực hiện ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Anh Huỳnh Bửu Hiệp, chủ vựa xoài Hiệp Dân, cho biết: “Hiện tại, nhu cầu nhập xoài từ Trung Quốc đang tăng mạnh. Các loại xoài xuất sang thị trường này chủ yếu như Thanh Ca, Úc, Đài Loan, keo, trong đó, xoài Thanh Ca và keo là mặt hàng chủ lực”.

Ông Nguyễn Thanh Thủy, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn, Vĩnh Long) nói: Nếu như trước đây thu hoạch 2 ha lúa xong là tiến hành đốt đồng, còn năm nay thì rơm được thương lái ở Trà Vinh sang thu mua hết. Ruộng gần đường xe tải đến được thì 1 ha rơm bán được 1 triệu đồng, đồng xa lộ lớn giá 800.000đ/ha.