Giá mủ rẻ, Thanh Hoá tạm dừng kế hoạch trồng mới cây cao su

Theo kế hoạch UBND tỉnh Thanh Hóa giao trồng cao su năm 2015 là 800 ha; trong đó cao su tiểu điền 500 ha, cao su đại điền 300 ha.
Tuy nhiên, đến nay Công ty TNHH một thành viên cao su Thanh Hóa và các hộ dân vẫn chưa trồng cao su theo kế hoạch.
Vườn cao su của một hộ dân trên địa bàn huyện Như Thanh bị kẻ gian chặt phá
Qua kiểm tra thực tế của Sở NN&PTNT cho thấy, diện tích trồng mới cao su năm 2015 đến nay chỉ được 1 ha tại huyện Thọ Xuân.
Nguyên nhân người dân không trồng mới cây cao su là do giá mủ trên thị trường thế giới và trong nước ở mức rất thấp;
Hiện nay chỉ được 23.000 - 25.000 đồng/kg mủ quy khô; tiêu thụ sản phẩm mủ cao su rất khó khăn, người trồng cao su không có lãi.
Trong khi đó, việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, phải 7 - 10 năm mới cho thu hoạch mủ, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su.
Trước tình hình trên, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015; tập trung chỉ đạo duy trì, chăm sóc diện tích cao su hiện có.
Theo ông Nguyễn Đức Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, chương trình phát triển cao su là chương trình quan trọng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh.
UBND tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cao su giai đoạn 2011-2015, với mức hỗ trợ 9 triệu đồng/ha cao su trồng mới và chăm sóc hai năm đầu.
UBND tỉnh yêu cầu sở, ngành, huyện có liên quan rà soát, đánh giá cụ thể kết quả trồng cao su trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/10.
Được biết, hiện nay tổng diện tích cao su của Thanh Hóa là gần 20.000 ha, trong đó tập trung ở các huyện: Như Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành…
Toàn tỉnh hiện có hơn 6.400 ha cao su đang cho thu hoạch mủ, sản lượng đạt hơn 6.000 tấn/năm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Nam, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành được nhiều người biết đến bởi sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, gắn bó với cây vú sữa Lò Rèn, mang lại cho gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Người trồng dừa xiêm Bến Tre đang lao đao do giá dừa tươi giảm liên tục nhiều tháng qua. Đáng nói là trong khi nhà vườn bán rẻ thì người tiêu dùng lại mua loại này với giá cao.

Nhờ áp dụng bài bản quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên thời gian qua mô hình nuôi cá lóc thương phẩm và heo nái sinh sản của gia đình ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Trung Đông (xã Duy Trung, Duy Xuyên) mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan, anh Nguyễn Văn Khôi (thôn Trung Hạ, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn) đầu tư mô hình trồng chuối, bưởi sạch và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.