Giá Mít Thái Bình Phước Tăng

Ông Trần Minh Chánh ở ấp 6, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) phấn khởi khoe: Nếu giá mít bán cho các nhà máy sấy mít khô trước tết chỉ dao động 1.000-1.500 đồng/kg thì trong suốt một tuần qua đã tăng lên 4.000 đồng/kg loại I và 2.000 đồng/kg loại II mua tại vườn.
Giá mít tại quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh là 6.000-7.000 đồng/kg loại I. Theo tính toán của ông Chánh, nếu giá mít chỉ đạt khoảng 1.500-2.000 đồng/kg thì hiệu quả đã cao hơn so trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su.
Với giống mít Thái lá bàng, ông Chánh trồng sau 18 tháng cho trái bói và năm thứ 3 tăng lên khoảng 60 tấn/ha. Năm thứ 7 trở lên, mỗi cây bình quân cho năng suất 1 tấn.
Trồng mít đầu tư ít, không tốn công thu hoạch vì người mua tự lựa chọn, cắt và phân loại tại vườn. Năm nay dự kiến 6 ha mít của ông Chánh trồng năm 2008 sẽ thu về hơn 1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiện nông dân trồng mít đều tự phát nhỏ lẻ và dễ bị tư thương, doanh nghiệp ép giá. Để không bị ép giá, ông Chánh có gần 20 khách hàng để khảo giá hàng ngày. Hiện mít tươi và sấy khô chủ yếu cung cấp cho các tỉnh phía Bắc và thị trường Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Ở lưng chừng đèo Lò Xo, một gã thanh niên để đầu trần chạy xe máy tay cầm mấy chùm sâm lủng lẳng mời chào các bác tài xe khách, xe container, xe du lịch với tiết lộ "uống khỏe, uống sung".

Những ngày gần đây, nhiều người dân Hà thành lùng mua một loại quả có giá lên đến 2 triệu đồng/kg.

Cuối thu, sâm Ngọc Linh bắt đầu ngủ đông. Và các hộ trồng sâm lại thay nhau canh gác để bảo vệ những vườn sâm. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng hết sức cực nhọc bởi mưa lũ, chim chuột, thú rừng và kẻ xấu luôn rình mò phá hoại vườn sâm.

Ngày 11.9.2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh về sự cần thiết của việc triển khai đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam đến năm 2030 nhằm bảo vệ nguồn gen quý.

Trong vòng 2 tháng nay, các tàu khai thác hải sản của ngư dân Quảng Nam liên tục cập bờ bán hải sản nhờ sản lượng cá ngừ tăng đột biến.