Giá lúa thu đông giảm nhẹ

Anh Tương, thương lái ở huyện Ô Môn, cho biết hiện nay vẫn có cánh cửa mở ra cho các loại gạo thông dụng vào thị trường Campuchia. Một số hàng xáo và chủ nhà máy xay xát đặt hàng thu mua lúa OM5451 để chế biến gạo trắng, cơm mềm dẻo với giá 8.500 đ/kg, tiếp đó là các giống lúa hạt dài có giá thấp hơn.
Ví như gạo trắng OM6976 giá 7.500-7.600 đ/kg, gạo trắng OM4215 giá 7.200 đ/kg. Tuy nhiên so với vụ thu đông năm ngoái, mức giá trên vẫn thấp hơn khoảng 1.000 đ/kg.
Ông Út Trí, ở xã Định Môn, Thới Lai (TP Cần Thơ) thở dài: "Hơn một tuần qua lúa thu đông sớm đã thu hoạch ở những cánh đồng giáp với các huyện Ô Môn và Cờ Đỏ. Lúa IR50404 chín sớm, bà con vừa bán thương lái với giá 4.200 đ/kg, giảm so với trước đây một tuần từ 100-150 đ/kg.
Nông dân đã quen lúa vào vụ rớt giá, nhưng dù sao so với vụ hè thu vẫn còn cao hơn 50 đ/kg. Điều người dân lo lắng bây giờ không phải là giá lúa giảm, mà là ghe thương lái chạy về mua lúa thưa thớt quá. Họ cũng không tới nhà đặt tiền cọc như trước nữa".
Chẳng bù cho mấy vụ lúa trước, các thương lái thường tới bờ ruộng xem lúa và đặt tiền mua cả một cánh đồng rộng 100-200 công trước khi thu hoạch nửa tháng.
Cùng huyện, ở xã Trường Xuân, nhiều cánh đồng trồng lúa IR50404 đã chín, đang chờ máy đưa vào gặt. Chị Điệp, một nông dân trong xã cho hay vì lo ngại lúa rớt giá thêm nên khi đã có thương lái nào đặt cọc mua lúa tươi tại ruộng giá 4.150 đ/kg thì nhiều người đồng ý bán ngay. Với mức giá này và lúa trúng trên 800 kg/công tính ra vẫn còn lời trên 1,2 triệu đồng/công.
Theo anh Tương, giá gạo IR50404 giao tại các kho của DN mua vào hiện giảm từ 6.300 đ/kg xuống còn 6.150 đ/kg. Lý do gạo cũ trước đây còn tồn nên các DN XK không đặt hàng.
Vì thế chỉ có khoảng 30% số thương lái chuyên thu mua lúa về mua lúa thu đông sớm và chỉ buôn theo chuyến, chứ không đặt mua số lượng nhiều, do lo giá lúa giảm tiếp...
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, năng suất lúa toàn tỉnh gần như đã kịch trần về năng suất cả ở vụ xuân và vụ mùa, do đó việc chuyển đổi cơ cấu giống là một trong những giải pháp để giúp bà con nông dân nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Các loại hoa quả sẽ được trồng thêm gồm bưởi Năm Roi, bưởi da xanh; cam sành; xoài cát Hòa Lộc; sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, Ri 6; măng cụt; thanh long và vú sữa Lò Rèn.

Nhờ đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi) ở ấp Trường Đức, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN), nông dân vùng cao Yên Sơn (Tuyên Quang) bắt đầu làm quen với nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Ngay lứa đầu tiên, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định.

Hình thành hợp tác xã (HTX) chăn nuôi, trồng trọt, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, phát triển cây con đặc sản... là những giải pháp đang được TP.Hà Nội ưu tiên thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương...