Giá Lúa Tăng Cao, Nông Dân Phấn Khởi

Nông dân Sóc Trăng đang bước vào thu hoạch vụ lúa Đông Xuân với sự phấn khởi về giá cả và năng suất. Hiện mức giá mà thương lái thu mua vẫn ổn định, tạo sự an tâm cho người dân.
Bà Huỳnh Thị Tha ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên cho biết, gia đình bà thu hoạch được trên 3 công lúa đặc sản ST5, giá bán đạt 5.800 đồng/ký, trừ chi phí, vụ này gia đình bà thu lãi gần 3 triệu đồng/công (1.000 m2). Theo bà, đây là mức giá cao nhất trong vài vụ trở lại đây, tăng gần 1.000 đồng/ký so với niên vụ trước.
Giá lúa được thương lái thu mua tận ruộng ở mức cao, trung bình từ 5.600 - 5.800 đồng/ký cho lúa đặc sản ST5 và từ 5.300 - 5.500 đồng/ký cho lúa thường. Năng suất vụ Đông Xuân này cũng đạt từ 850 - 1.000 ký/công. Với mức giá và năng suất cao, trung bình mỗi công trong vụ Đông Xuân này, nông dân Sóc Trăng thu lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/công đối với lúa đặc sản và trên hai triệu đồng đối với lúa thường.
Nếu như trong vụ Hè Thu vừa qua, nông dân Sóc Trăng phải đau đầu vì lúa bị ngã đổ, không thu hoạch được do ảnh hưởng của thời tiết, kéo theo sự tăng cao chi phí thu hoạch, thì trong vụ Đông Xuân này, nông dân phấn khởi vì giá lúa tăng và giá công cắt giảm. Đặc biệt là số lượng máy gặt đập liên hợp trên các trà lúa đang thu hoạch ngày càng đông đã đẩy nhanh quá trình thu hoạch, giúp nông dân giảm chi phí và tăng thêm lợi nhuận.
Hiện giá mỗi công máy gặt đập trung bình từ 280.000 - 300.000 đồng/công, đây cũng là mức giá thu hoạch ổn định nhất trong ngày thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, toàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) có khoảng 118 ha cho thu hoạch, chủ yếu là diện tích tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Lầu Thí Ngài và thị trấn Bắc Hà.

Cái tên “Hà Độ” được nhiều người biết đến ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) bởi ông là người trồng rau an toàn (RAT) giỏi. Hiện gia đình ông trồng rau trên diện tích trên 1.500m2, mỗi năm trừ tất cả mọi chi phí vẫn còn thu nhập trên 180 triệu đồng.

Việc ứng dụng hệ vi sinh vật để làm đệm lót sinh học (chế phẩm Balasa N01) trong chăn nuôi mang tính đột phá, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với chăn nuôi thông thường. Tuy nhiên, việc ứng dụng đệm lót sinh học vẫn cần những cải tiến mới và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp để mô hình này có thể nhân rộng trong cả nước.

Cư Elang là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ea Kar (Đắk Lắk). Vài năm trở lại đây, một số gia đình ở Cư Elang đã sử dụng một số diện tích đất đồi để trồng cam, quýt và bước đầu đã có thu nhập khá.

Nơi khô hạn, nắng nóng, nơi lại mưa rầm kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp vụ Xuân 2014. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến hậu quả khôn lường đang diễn ra trên diện rộng tại địa bàn tỉnh ta. Nguy cơ mất mùa, thiếu đói lương thực đang hiện hữu trong các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh là điều có thực...