Giá Lúa Tăng Cao, Nông Dân Phấn Khởi

Nông dân Sóc Trăng đang bước vào thu hoạch vụ lúa Đông Xuân với sự phấn khởi về giá cả và năng suất. Hiện mức giá mà thương lái thu mua vẫn ổn định, tạo sự an tâm cho người dân.
Bà Huỳnh Thị Tha ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên cho biết, gia đình bà thu hoạch được trên 3 công lúa đặc sản ST5, giá bán đạt 5.800 đồng/ký, trừ chi phí, vụ này gia đình bà thu lãi gần 3 triệu đồng/công (1.000 m2). Theo bà, đây là mức giá cao nhất trong vài vụ trở lại đây, tăng gần 1.000 đồng/ký so với niên vụ trước.
Giá lúa được thương lái thu mua tận ruộng ở mức cao, trung bình từ 5.600 - 5.800 đồng/ký cho lúa đặc sản ST5 và từ 5.300 - 5.500 đồng/ký cho lúa thường. Năng suất vụ Đông Xuân này cũng đạt từ 850 - 1.000 ký/công. Với mức giá và năng suất cao, trung bình mỗi công trong vụ Đông Xuân này, nông dân Sóc Trăng thu lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/công đối với lúa đặc sản và trên hai triệu đồng đối với lúa thường.
Nếu như trong vụ Hè Thu vừa qua, nông dân Sóc Trăng phải đau đầu vì lúa bị ngã đổ, không thu hoạch được do ảnh hưởng của thời tiết, kéo theo sự tăng cao chi phí thu hoạch, thì trong vụ Đông Xuân này, nông dân phấn khởi vì giá lúa tăng và giá công cắt giảm. Đặc biệt là số lượng máy gặt đập liên hợp trên các trà lúa đang thu hoạch ngày càng đông đã đẩy nhanh quá trình thu hoạch, giúp nông dân giảm chi phí và tăng thêm lợi nhuận.
Hiện giá mỗi công máy gặt đập trung bình từ 280.000 - 300.000 đồng/công, đây cũng là mức giá thu hoạch ổn định nhất trong ngày thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ít nhất phải từ cuối tháng 10 trở đi trên thị trường mới có mặt hàng bắp cải được nông dân ở các vùng chuyên canh rau xanh ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước trồng, đưa ra thị trường, thì hiện nay, tại các chợ đã xuất hiện rất nhiều bắp cải lạ.

Trong khi trân trọng những tiến bộ và thành tựu đã đạt được, cần nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật đau lòng là phần lớn nông, lâm, thủy sản của nước ta là những sản phẩm thô hay sơ chế, giá trị gia tăng còn hạn chế, chất lượng thấp và không đồng đều.

Theo Bộ Công Thương, thị trường phân bón thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên, các loại cây ăn quả có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số xã vùng cao như: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca… Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ xây dựng Đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp người nông dân từng bước làm giàu.

Bốn mươi năm thống nhất đất nước, 30 năm đổi mới cơ chế quản lý, mà chúng ta đi không qua khỏi cánh đồng là do tư duy và nền quản trị quốc gia có những vấn đề chưa tương thích?