Giá Lúa Nhích Lên Nhờ Hoạt Động Thu Mua Tạm Trữ Vụ Đông Xuân

Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, tỉnh tiến hành thu mua tạm trữ 251.433 tấn lúa trong vụ Đông Xuân 2014-2015, được phân bổ cho 34 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Trong số 34 doanh nghiệp trên, có 16 doanh nghiệp trong tỉnh thu mua 137.000 tấn và 18 doanh nghiệp ngoài tỉnh có kho chứa tại An Giang thu mua 114.433 tấn lúa.
Các doanh nghiệp đã triển khai thu mua lúa tạm trữ, nên giá lúa trên thị trường đang có dấu hiệu tăng giá, nông dân rất phấn khởi.
Hiện giá lúa thường IR 50404 đang ở mức 4.300 đồng-4.500 đồng/kg lúa tươi mua tại ruộng. Lúa chất lượng cao 4.600-4.700 đồng/kg (lúa tươi), tăng 200 đồng/kg; 5.500-5.700 đồng/kg (lúa khô), tăng 200 đồng/kg so với đầu vụ.
Các doanh nghiệp tham gia thu mua gồm Công ty Xuất nhập khẩu An Giang và Công ty Afiex mỗi đơn vị thu mua 22.000 tấn; Công ty cổ phần du lịch An Giang thu mua 15.000 tấn, Công ty Lương thực thực phẩm An Giang 14.000 tấn...
Thu mua sản lượng thấp có Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 (Hà Nội), Công ty xuất nhập khẩu Tấn Vương mỗi đơn vị 3.000 tấn; Công ty cổ phần chế biến và kinh doanh lương thực Việt Thành, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế biến lương thực Vĩnh Trạch mỗi đơn vị 2.000 tấn; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phụng Hoàng 833 tấn.
Vụ Đông Xuân 2014-2015, nông dân An Giang xuống giống 238.261ha, hiện đã thu họach gần 40% diện tích, với năng suất bình quân đạt 6,7 tấn/ha, khả năng đạt sản lượng trên 2 triệu tấn, như vậy sản lượng thu mua tạm trữ chỉ chiếm hơn 10% tổng sản lượng lúa Đông Xuân 2014-2015.
Có thể bạn quan tâm

Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, với mục tiêu nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, một vài năm trở lại đây, thành phố Yên Bái đã đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có cây bí hạt đậu lai F1-868 hay còn gọi là bí đỏ đồng tiền vàng.

Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.

Vùng mía nguyên liệu cho 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm được ổn định từ 28.600 - 28.800 ha. Trong đó, Nhà máy đường Tate & Lyle 18.800 ha, Nhà máy đường Sông Con 8.200 ha và Nhà máy đường Sông Lam 1.800 ha. Nhưng niên vụ ép 2014 - 2015 này trên cả 3 vùng mía nguyên liệu của 3 nhà máy diện tích năng suất và sản lượng mía đều thấp thua so với kế hoạch đề ra và giảm nhiều so với niên vụ ép năm 2013 - 2014.

Nguyên nhân khiến giá hạt tiêu giảm là do đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung khá dồi dào, nhiều nhà vườn sau khi thu hoạch đều đồng loạt bán ra để thanh toán các khoản công nợ, như: tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công thợ. Theo các nhà vườn, nếu hạt tiêu nằm mức từ 100 ngàn đồng/kg trở lên, người trồng đã có lời cao.