Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Lợn Tai Xanh Lây Lan Trên Diện Rộng

Dịch Lợn Tai Xanh Lây Lan Trên Diện Rộng
Ngày đăng: 27/06/2012

Hai tuần qua, cả nước tiếp tục ghi nhận thêm 3 tỉnh, thành xuất hiện dịch tai xanh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội.

Thời gian qua, trong khi dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng trên gia súc được khống chế thì dịch lợn tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Các chuyên gia cảnh báo, các địa phương còn buông lỏng kiểm soát vận chuyển gia súc mắc bệnh và không chủ động quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch thì nguy cơ dịch tai xanh sẽ lây lan diện rộng ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Để hỗ trợ các địa phương chống dịch, đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp gần 300.000 liều vaccine tai xanh cho các địa phương, đồng thời cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch.

Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm, diễn ra chiều 26/6 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần yêu cầu các tỉnh thành phố gồm: Bạc Liêu, Bắc Ninh, Đồng Nai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Nội và Bình Dương cần quyết liệt triển khai các biện pháp chống dịch, tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch; giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở quản lý chặt ổ dịch, tạm thời cấm vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn tại các huyện có dịch, tổ chức thường xuyên tiêu độc khử trùng môi trường, không để dịch lây lan.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng đề nghị lực lượng công an, quản lý thị trường phối hợp với ngành thú y tổ chức truy quét các “đầu nậu” thu mua lợn bệnh và các sản phẩm từ lợn nhập lậu qua biên giới nhằm ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng.

Có thể bạn quan tâm

Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

18/07/2015
Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.

18/07/2015
Tiên Yên (Quảng Ninh) có 1.355ha nuôi tôm thẻ chân trắng Tiên Yên (Quảng Ninh) có 1.355ha nuôi tôm thẻ chân trắng

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.

18/07/2015
Cơ hội phát triển nghề nuôi cá dìa Cơ hội phát triển nghề nuôi cá dìa

ThS. Lê Văn Bảo Duy và nhóm nghiên cứu Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế vừa nghiên cứu thành công quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá nói chung tại Thừa Thiên Huế.

18/07/2015
Đề phòng dịch bệnh trên vật nuôi mùa mưa Đề phòng dịch bệnh trên vật nuôi mùa mưa

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

18/07/2015