Giá Lúa Giảm, Nông Dân Lao Đao

Thời tiết thuận lợi, năng suất cao nhưng vụ Hè Thu năm nay người dân lại tiếp tục đối mặt với thua lỗ. Hiện giá lúa gạo ở ĐBSCL tiếp tục sụt giảm, sức tiêu thụ cũng yếu.
Thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh, thu hoạch sớm, năng suất khá cao từ 6,5-7 tấn/ha, nhiều nông dân ở xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ước tính lãi khoảng 15-20 triệu/ha. Thế nhưng, vào khoảng trung tuần tháng 5 đến nay, giá lúa giảm liên tục. Không chỉ thu mua cầm chừng, nhiều thương lái sẵn sàng bỏ tiền cọc và ép giá nông dân.
Anh Võ Văn Bé Mười, xã Mỹ Thành Nam cho biết: “Trước khi thu hoạch, thương lái vào bỏ cọc 4.250 đồng/kg. Giờ tới thu hoạch họ không mua. Họ nói sẵn sàng bỏ tiền cọc, nếu không mình phải bớt 50 đồng/kg, họ mới mua. Trong khi mùa này mưa gió không có chỗ phơi nên đành bán để lấy tiền làm vụ sau”.
Diện tích lúa Hè Thu sớm (lúa vụ 2) ở Tiền Giang là hơn 39.000 ha, với khoảng 70% là IR50404; tập trung ở các huyện phía Tây. Năng suất bình quân 6,1 tấn/ha. Với giá lúa còn khoảng 4.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân không chỉ lỗ công mà còn lỗ vốn. Đối với những hộ trồng lúa hạt dài giá bán cao hơn từ 200-300 đồng/kg nhưng tính ra chỉ phá huề. Vì vậy, việc triển khai thu mua tạm trữ là điều mà người dân mong mỏi.
Tạm trữ là cần thiết nhưng các chuyên gia đều cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời trong một khoảng thời gian cấp bách để vực dậy giá lúa nhưng về lâu dài chưa ổn. Để trị căn bệnh “mất mùa được giá, được mùa rớt giá” như hiện nay không còn cách nào khác là tái cơ cấu cây trồng.
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho rằng: “Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp đang phối hợp để điều tiết ngành hàng, hướng đến định hướng sản xuất, tiến tới hình thành cánh đồng mẫu lớn với lúa chất lượng cao. Về lâu dài, theo tôi nên làm 2 vụ và chuyển sang cây trồng khác gắn với thị trường tiêu thụ nhằm tăng giá trị”.
Hiện hàng năm nước ta dư tới 7 triệu tấn gạo để xuất khẩu trong khi sản xuất tới 3 vụ. Việc tái cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả không chỉ cải thiện đời sống nông dân, mà còn là hướng đi tất yếu để ngành nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng phát triển ổn định và bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hàm Yên là huyện có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu ngố. Nhiều năm nay việc phát triển chăn nuôi trâu ở Hàm Yên không chỉ lấy sức kéo, mà còn tạo nên hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình..

Tận dụng cánh đồng trong bờ bao, người dân ở xã Khánh Hòa (Châu Phú), xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) đào vuông nuôi cá lóc bố mẹ. Sau thời gian chăm sóc khoảng 4 tháng, cá bố mẹ sinh sản.

Xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa có 130ha ruộng, trong đó 97ha cấy được 2 vụ lúa/năm. Những năm gần đây, nhờ được đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác nên các loại cây trồng chủ lực, giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất đại trà. Nhờ đó, năng suất và sản lượng lúa của xã tăng 1,5 lần so với 10 năm trước đây, bình quân vụ chiêm đạt 56 tạ/ha, vụ mùa 47 tạ/ha.

Sau những khó khăn từ năm 2010, với tinh thần vượt lên khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp cao su (CNCS) Việt Nam, thời gian qua, Công ty Cổ phần cao su (CPCS) Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm giống cao su có thể thích nghi với thời tiết tỉnh nhà. Hơn 1 năm triển khai trồng thử nghiệm giống cao su chịu lạnh và từ thực tế những cây đã trồng cách đây gần 5 năm, đã và đang củng cố niềm tin cho tương lai phát triển cây cao su.

Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..