Giá lúa gạo tiếp tục tăng

Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL như:
Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long… lúa IR50404 đã phơi, sấy khô đang có giá 5.200 - 5.300 đồng/kg; còn nhiều loại lúa tươi hạt dài như OM 2514, OM 1490, OM 2517, OM 4218… từ 5.400 - 5.900 đồng/kg.
Giá gạo lứt nguyên liệu loại 1 làm thành gạo 5% tấm đang được nhiều doanh nghiệp thu mua ở mức: 6.700 - 6.800 đồng/kg, gạo lứt nguyên liệu làm thành gạo 25% tấm: 6.500 - 6.600 đồng/kg.
Giá lúa gạo tăng chủ yếu do nguồn cung lúa gạo hàng hóa giảm khi nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã kết thúc vụ thu hoạch lúa thu đông 2015.
Trong khi đó, đầu ra xuất khẩu gạo đang thuận lợi do nước ta liên tục trúng các hợp đồng xuất gạo với số lượng lớn sang Philippines và Indonesia.
Theo Sở Công thương TP Cần Thơ, vừa qua nước ta đã trúng hợp đồng xuất khẩu hơn 1,4 triệu tấn gạo sang Philippines và Indonesia với thời hạn giao hàng từ quý IV-2015 đến quý I-2016, giúp thị trường lúa gạo trong nước khả quan hơn so với trước.
Các doanh nghiệp của TP Cần Thơ được Hiệp hội lương thực Việt Nam giao chỉ tiêu 187,7 ngàn tấn, trong đó thị trường Indonesia 132 ngàn tấn, còn lại là thị trường Philippines.
Có thể bạn quan tâm

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAP) được xem là giải pháp đảm bảo hài hòa lợi ích bền vững giữa kinh tế (người sản xuất, người tiêu dùng) và môi trường. Thế nhưng, tại Quảng Ngãi, vấn đề này dường như đang bị bỏ ngỏ…

Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, dự án nuôi trồng thủy sản, chương trình xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao... ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, huyện Lâm Thao đã tạo cơ chế thuận lợi cho người dân: Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với trâu, bò sống nhập khẩu. Theo đó, 100% các lô hàng trâu, bò sống nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Các công ty nuôi chim yến và các địa phương có nhà nuôi chim yến đã có những biện pháp ban đầu phòng ngừa dịch cúm cho loại chim này trong bối cảnh dịch cúm A/H5N1 đang lan rộng tại các tỉnh.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đầu những năm 2000, xã Hải Ninh (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 50ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản. Tại đây, nhiều hộ đã đưa giống ếch Thái Lan về nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.