Giá lúa gạo tăng

giá lúa IR50404 tươi từ 4.200 - 4.300 đồng/kg, lúa phơi sấy khô từ 5.100 - 5.300 đồng/kg.
Nhiều loại lúa tươi hạt dài như OM 2514, OM 1490, OM 2517, OM 4218… giá 4.500 - 4.800 đồng/kg, còn lúa đã phơi, sấy khô có giá 5.500 - 5.800 đồng/kg.
Giá các loại gạo lứt nguyên liệu xuất khẩu đang phổ biến từ 6.300 - 6.550 đồng/kg.
Ngoài nguyên nhân nguồn cung giảm so với trước do nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã thu hoạch xong vụ hè thu 2015, giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại do lượng lúa gạo còn trong dân không nhiều.
Trong khi đó, gần đây nhu cầu gạo xuất khẩu khởi sắc, nhất là khi Việt Nam vừa trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia.
Giới kinh doanh lúa gạo dự đoán, giá nhiều loại lúa loại có khả năng còn tăng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng rau quả, tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu bảo quản, lưu trữ khiến giá trị gia tăng của mặt hàng này chưa cao. Trên cơ sở những thành tựu của thế giới về việc nghiên cứu vật liệu bảo quản sau thu hoạch, các nhà khoa học của Viện Hóa học Việt Nam đã tạo ra một loại màng bao gói khí quyển biến đổi, gọi tắt là màng MAP. Sản phẩm mới với nhiều ưu điểm nổi trội và đặc biệt phù hợp với quy mô sản xuất nông hộ ở Việt Nam.

Người Cà Mau và các tỉnh ở miền Tây không xa lạ gì với cây bồn bồn, một loài thực vật giống như cỏ mọc trên các đồng ruộng vào mùa mưa. Trước đây, bồn bồn không cần phải trồng mà chúng tự mọc và người dân chỉ cần ra ruộng nhổ vào rồi tùy sở thích mà có thể chế biến thành các món: dưa chua, lẩu, xào hay nấu canh

Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.