Giá lúa gạo giảm

Hiện giá lúa tươi IR50404 tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL ở mức khoảng 4.200 - 4.250 đồng/kg, lúa khô khoảng 5.150 – 5.250 đồng/kg. Nhiều loại lúa hạt dài (như OM 2514, OM 2517, OM 4218…) đang có giá từ 4.400 - 4.700 đồng/kg đối với lúa tươi, lúa phơi sấy khô khoảng 5.350 – 5.600 đồng/kg.
Trong khi đó, giá gạo lứt nguyên liệu làm thành gạo 5% tấm đang được nhiều doanh nghiệp thu mua ở mức 6.500 – 6.600 đồng/kg, gạo lứt nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm khoảng 6.300 đồng/kg.
Giá lúa gạo giảm chủ yếu do hiện hoạt động thu mua lúa gạo của nhiều tiểu thương và doanh nghiệp không còn được đẩy mạnh như trước đây, nhất là khi việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân 2014 - 2015 tại ĐBSCL đã kết thúc vào ngày 15/4 vừa qua. Tuy nhiên, hiện TP Cần Thơ và nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đã thu hoạch dứt điểm lúa đông xuân 2014 - 2015 và phần lớn nông dân đã bán được lúa nên nhiều khả năng giá lúa gạo sẽ bình ổn chứ không tiếp tục giảm sâu thêm.
Có thể bạn quan tâm

Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Phổ biến quy định của các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2014.

Vài năm trở lại đây, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả rõ rệt. Mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Nguyễn Văn Tình, ở thôn An Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh là một minh chứng cho điều đó.

Thống kê của Trạm Thú y huyện, tổng đàn heo hiện có của huyện gần 14.000 con. Nhiều hộ nuôi heo cho biết, thời gian này rất thích hợp cho việc tái đàn để phục vụ thị trường sắp tới. Tuy nhiên, số lượng con giống ở địa phương đang khan hiếm và dự báo sẽ tăng giá, người nuôi sẽ đầu tư chi phí cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận khi xuất chuồng.

Thời tiết khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi trên diện rộng. Trước thực trạng đó, nông dân địa phương đã có nhiều phương án nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong sản xuất, như: chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây hoa màu, đậu các loại; chủ động di chuyển đàn gia súc từ vùng cao xuống đồng bằng, nhằm tận dụng nguồn nước và các loại phụ phẩm nông nghiệp.

Mô hình liên kết sản xuất cà chua bi được triển khai thực hiện vào vụ Đông năm 2013 tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Đây là địa phương đầu tiên được UBND tỉnh chọn xây dựng thí điểm mô hình liên kết sản xuất cà chua bi, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chế biến nông sản Hội Vũ cung ứng và bao tiêu sản phẩm.