Giá Lúa Bấp Bênh, Nhiều Nông Dân Chuyển Sang Trồng Nếp

Manh nha từ các vụ sản xuất trước, khi giá lúa có sự bấp bênh thì nhiều nông dân chọn một loại cây trồng khác với hi vọng cải thiện được thu nhập từ chính mảnh ruộng của mình. Nếp là cây trồng mà nhiều nông dân hướng đến. Trong vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 8.500ha đất trồng nếp, tăng gần 3.000ha so với vụ trước.
Tại cánh đồng sản xuất của xã An Phước, huyện Tân Hồng, nếu như các vụ trước, nếp chỉ được nông dân “thử lửa” với diện tích vài chục ha, với vài hộ tham gia, thì đến vụ hè thu năm nay hầu như toàn bộ cánh đồng đều chuyển sang trồng nếp với diện tích gần 800ha.
Ông Nguyễn Văn Minh, một nông dân trồng nếp cho biết, nếp có ưu điểm nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh, năng suất cũng khá và đặc biệt là giá bán lúc nào cũng từ bằng hoặc cao hơn lúa nên tính ra lợi nhuận luôn cao hơn trồng lúa. Do vậy, ông quyết định chuyển sang trồng nếp được 2 vụ gần đây.
Vụ thu đông năm 2013, toàn huyện Tân Hồng chỉ xuống giống gần 3.000ha nếp nhưng đến vụ hè thu năm 2014 có trên 4.200ha trồng nếp. Theo ông Nguyễn Văn Tài - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hồng thì địa phương không khuyến cáo nông dân trồng nếp nhưng cũng không thể can thiệp vào sự lựa chọn cây trồng của người dân. Phòng Nông nghiệp chỉ định hướng, khuyến cáo về thị trường và đầu ra của cây nếp chứ việc lựa chọn vẫn phụ thuộc vào người nông dân.
Được biết, giá nếp hiện đã giảm từ 1.200 đến 1.500 đồng/kg so với giá nếp các vụ trước. Giá nếp hiện ở mức 4.500 đồng/kg sau một thời gian dài giảm xuống dưới 4.000 đồng/kg. Thời điểm nếp có giá cao nhất là từ 6.000 đồng đến 6.500 đồng/kg. Mặc dù không còn giữ được mức giá này nhưng nhiều nông dân vẫn quyết tâm gắn bó với cây nếp thay cho cây lúa.
Vụ hè thu này, ông Đoàn Thành Trung ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A (huyện Tân Hồng) vẫn chọn nếp để xuống giống cho hơn 8ha đất của mình, bởi theo tính toán của ông, nếu giá nếp xuống thấp bằng lúa thì với 8ha ông thu lãi gần 100 triệu đồng một vụ, còn lúa thì khó đạt mức lợi nhuận này. Dù ông cũng nắm thông tin thị trường, diện tích nếp tăng khiến giá giảm trong thời gian gần đây nhưng vẫn không khiến ông lo ngại.
Ngoài huyện Tân Hồng và Thanh Bình có diện tích trồng nếp lớn của tỉnh thì vụ hè thu năm nay cũng có nhiều địa phương có diện tích trồng nếp tăng như: huyện Tháp Mười có gần 3.700ha và huyện Tam Nông là 440ha... Việc tăng diện tích nếp một cách đột biến ngoài lo ngại đầu ra, còn lo việc luân canh lúa - nếp trong cùng một diện tích sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng bị lẫn với nhau khi thu hoạch, khiến cho chất lượng lúa, cũng như nếp bị pha tạp, gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian trầm lắng, từ đầu tháng 2 đến nay, giá cà phê nhân liên tục tăng đã làm cho thị trường mua bán mặt hàng này sôi động trở lại. Ghi nhận tại các điểm thu mua cà phê và từ phía hộ dân cho thấy, nhiều nông dân đang dự trữ cà phê chờ giá đã mạnh dạn xuất hàng bán để lấy tiền đầu tư cho vụ mới.

Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, siêng năng, cần cù chịu khó, bám đất bám vườn để làm ăn và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

Để đáp ứng nhu cầu giống lúa phục vụ sản xuất, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tích cực đưa vào khảo nghiệm nhiều giống lúa mới cho năng suất, chất lượng tốt. Kết quả đã xác nhận thêm 3 giống lúa có chất lượng là Hoa ưu 109, PC6 và AQ6.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua, do thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến bất thường đã tạo môi trường cho rệp sáp phát triển gây hại trên cây cà phê ở một số địa phương như Đắk Mil, Chư Jút, Krông Nô…Trong đó, tại các huyện Chư Jút, Krông Nô, rệp sáp đã xuất hiện trong vườn cà phê với tỷ lệ từ 3-5%/1 cành.

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.