Già Làng Hạng Dụng Chúng Gương Mẫu, Làm Kinh Tế Giỏi

Già làng Hạng Dụng Chúng là công nhân Lâm trường Đặc sản Lai Châu, năm 1989 ông về nghỉ hưu tại bản Trung Dình, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà. Về địa phương, ông tham gia các phong trào hoạt động ở địa bàn dân cư, là Bí thư Chi bộ bản Hô Chim, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã...
Ở cương vị nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, gần gũi với mọi người. Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, đi đầu trong phong trào xóa đói giảm nghèo, nuôi dạy con cái thành đạt, ông được nhân dân tín nhiệm bầu chọn là già làng tiêu biểu.
Năm 1990, thực hiện chủ trương của huyện giãn dân, tái định cư, khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển KT – XH, ổn định nâng cao đời sống nhân dân.
Ông tuyên truyền, vận động hơn 10 hộ dân tộc Mông, bản Trung Dình, xã Huổi Lèng, đa số là họ hàng người thân của gia đình đến sinh sống, làm ăn, định cư lâu dài tại bản Hô Chim, nay thuộc xã Ma Thì Hồ (huyện Mường Chà). Các hộ dân đến tái định cư được UBND huyện Mường Chà (lúc đó là huyện Mường Lay) hỗ trợ xe vận chuyển đồ đạc, nhà, hàng hóa, hỗ trợ gạo và một số chế độ khác.
Tại nơi ở mới, gia đình ông Chúng gương mẫu đi đầu khai hoang, chuyển đổi từ sản xuất trên nương xuống ruộng để canh tác bền vững. Khai thác thế mạnh là nguồn nước, đất đai rộng, gia đình ông cải tạo nơi đất trũng, khe suối làm ao nuôi cá, vườn trồng rau, phát triển chăn nuôi. Những năm tiếp theo, có thêm hàng chục hộ dân ở xã Huổi Lèng tiếp tục đến đây lập nghiệp theo chủ trương của huyện.
Với cương vị là Bí thư Chi bộ bản Hô Chim, ông Chúng tuyên truyền, vận động các hộ tích cực khai hoang, phòng chống ma túy, thi đua xóa đói giảm nghèo bằng phát triển nông nghiệp, quan tâm đầu tư cho con em học tập, giữ vững an ninh trật tự.
Gia đình ông và một số hộ khác trong bản đã biết cách phân công, sắp xếp lao động hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa nên đã có thu nhập cao, ổn định, từng bước thoát nghèo. Ông Chúng cho biết: Hiện nay, gia đình tôi làm 2ha ruộng trồng lúa nước, trong đó 7.000m2 cấy lúa nước 2 vụ, thu hoạch gần 10 tấn thóc/năm; đàn trâu có 24 con, bò 40 con, trị giá tổng đàn vài trăm triệu đồng.
Học tập mô hình kinh tế của gia đình ông Chúng, nhiều hộ dân trong bản đã thoát nghèo. Bản Hô Chim bây giờ có trên 200 hộ dân nên được tách ra làm 2 bản, với sự đầu tư xây dựng của Nhà nước, bản có công trình thủy lợi tưới tiêu cho hàng trăm héc ta ruộng bậc thang, vì thế bà con không sản xuất lúa trên nương.
Làm kinh tế giỏi, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp với mọi người, gương mẫu trong mọi hoạt động ở cộng đồng dân cư, năm 2007 thành lập xã Ma Thì Hồ ông Chúng được cấp ủy, chính quyền, nhân dân tín nhiệm giới thiệu và bầu làm Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã.
Với cương vị mới, ông Chúng thấy rõ được vai trò trách nhiệm của mình trước quần chúng nhân dân, ông tích cực tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước đến người dân. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng, nắm bắt những vấn đề bất cập, bức xúc ở cơ sở, kiến nghị với cấp trên, cơ quan chức năng, phối hợp tham gia giải quyết, hòa giải các vụ việc ở cơ sở… ông trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân ở địa phương.
Ngoài ra, ông Chúng chăm lo đầu tư nuôi dạy con cái học tập thành đạt. Nhờ đó, 4 người con của ông là cán bộ, công chức công tác tại cơ quan Nhà nước, những người ở địa phương đều thoát nghèo và gương mẫu. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học xã Ma Thì Hồ, nhiều năm liên tục được nhân dân tín nhiệm bầu chọn già làng tiêu biểu.
Có thể bạn quan tâm

Với mong muốn nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần với ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Mới đây, UBND tỉnh thống nhất việc hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh qua từng năm, kết thúc vào cuối năm 2015...

Phấn đấu đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 7.000 ha thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, cấp chứng nhận mới cho 800 ha và tái cấp chứng nhận khoảng 3.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nông dân đều chưa thấy được lợi ích mà VietGAP mang lại. Do đó, sự tích cực tham gia chương trình VietGAP của không ít bà con đã giảm hơn trước...

Trong đó: Trung ương Hội ủy thác cho 17 hộ nông dân vay 500 triệu đồng đầu tư chăn nuôi lợn nái ở thị trấn Hòa Thuận; Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ủy thác cho 19 hộ nông dân vay 140 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò tại hai xã: Hồng Đại, Tiên Thành; Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho 73 hộ nông dân vay phát triển chăn nuôi nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn thịt..., với tổng số tiền 519 triệu đồng.

Phía sau câu chuyện nuôi cá bông lau là tâm huyết của các kỹ sư nông nghiệp trẻ cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của quê hương.

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.