Gia Lai tiếp nhận 1.000 con bò hỗ trợ hộ nghèo
Số bò giống trên sẽ được trao cho 1.000 hộ nghèo của 17 huyện, TX, TP thuộc tỉnh Gia Lai, với mục đích giúp các hộ nghèo có thêm việc làm, tăng thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững.
Tại buổi lễ tiếp nhận (tổ chức ngày ngày 26/5 tại huyện Kông Chro), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Quỹ Thiện Tâm và UBND tỉnh Gia Lai đã trao 20 con bò giống cho 20 hộ nghèo thuộc thị trấn Kông Chro.
Các cán bộ nông nghiệp cũng đã hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò cho các hộ được nhận bò, giúp bà con chăm sóc bò có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, để góp phần hạn chế tình trạng tôm chết lan rộng, ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục hoàn thiện thêm hệ thống cấp và tiêu nước phục vụ nuôi thủy sản.

Lươn sống ở mương, lạch, nơi đầm lầy, ruộng lúa. Lươn không chỉ là món ăn đặc sản giàu dinh dưỡng mà theo các thầy thuốc đông y, còn là vị thuốc có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp... Vì vậy, lươn trở thành loại thực phẩm có giá trị cao.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.

Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm

Thời tiết đang rét đậm kèm theo gió mùa Đông Bắc nên sức đề kháng của vật nuôi và thủy sản giảm, sinh trưởng phát triển chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết rét hàng loạt nếu như không có biện pháp phòng, chống kịp thời