Gia Lai Thu Mua Toàn Bộ Diện Tích Mía Bị Cháy

Càng vào cuối vụ thu hoạch, diện tích mía còn lại trên toàn vùng phía Đông Nam tỉnh lại càng thêm khô, nhiều diện tích mía đã bị cháy khiến cho không ít nông dân lo lắng. Để giảm thiệt hại và đốn mía theo đúng lịch, toàn thể công nhân-lao động tại Công ty cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) đang cho nhà máy hoạt động hết công suất.
Riêng các đội sản xuất thường xuyên phối hợp địa phương và nông dân theo dõi đồng mía, có biện phát chống cháy kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra tại ruộng và cam kết mua toàn bộ diện tích mía bị cháy, đồng thời hỗ trợ cho nông dân trong niên vụ tới.
Theo tổng hợp từ SEC, tính đến ngày 24-3, trên toàn vùng với 9.500 ha tập trung tại 7 địa phương trong tỉnh đã xảy ra hàng chục vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại cho trên 500 ha mía của nông dân đang chờ đến ngày thu hoạch. Địa phương xảy ra cháy mía nhiều nhất là huyện Phú Thiện với trên 240 ha, trong đó xã có nhiều ruộng mía bị cháy là Ia Sol trên 91 ha; Ia Yeng 54 ha; Ia Peng 33 ha; tiếp đến là Ia Pa với 160 ha, trong đó xã Pờ Tó xảy ra nhiều vụ cháy nhất trong thời gian gần đây.
Bà Vũ Thị Lan-Trưởng phòng Phát triển Nguyên liệu SEC cho biết: Để chủ động trong việc phòng-chống cháy tại các ruộng mía, từ đầu vụ đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó có cả việc ký kết hỗ trợ vốn cùng với nông dân trồng mía tại 4 xã trên địa bàn Phú Thiện để mua sắm thiết bị chữa cháy như xe, bình cứu hỏa, dựng chòi canh có người trực 24/24 giờ và việc chống cháy tại các nơi này mang lại hiệu quả rất cao.
Riêng với các hộ có diện tích mía bị cháy, Công ty luôn quan tâm tạo điều kiện gom mía và mua lại toàn bộ số mía bị cháy cho tất cả nông dân, đồng thời hỗ trợ về vốn cho các hộ để tái đầu tư vào vụ tiếp theo.
Cũng theo đại diện SEC, dù vẫn xảy ra cháy tại ruộng mía nhưng số vụ cháy năm nay có giảm nhiều và ít thiệt hại hơn các năm trước.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy tại ruộng mía tiếp tục xảy ra, Công ty đang tiếp tục phối hợp các địa phương cùng người dân để theo dõi tại ruộng, công nhân các bộ phận chia thành 3 ca trực đảm bảo nhà máy hoạt động 24/24 giờ, đến đầu tháng 5-2014 sẽ hoàn thành việc đốn mía trên toàn vùng và tập trung cho việc nâng công suất nhà máy lên 6.000 tấn/ngày trong vụ ép tới.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 31-5, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị này vừa tổ chức thả 24 kg tôm hùm sỏi tự nhiên trở lại biển.

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch nhằm tăng cường quản lý các tàu cá của ngư dân đánh bắt xa bờ, vừa hướng dẫn, động viên ngư dân tiếp tục hành nghề trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; đồng thời không xâm phạm vùng biển nước khác, tránh bị bắt giữ, xử lý gây thiệt hại đến tài sản, đời sống của ngư dân và ảnh hưởng tới công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Thực hiện nuôi cá tra theo quy trình VietGAP là cơ sở để chứng minh chất lượng cá tra của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa được quốc tế công nhận đã khiến cho cả doanh nghiệp chế biến và người nuôi thủy sản vẫn đang phân vân.

Như tin đã đưa, ngày 20-5, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái (Quảng Ninh) tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Ngày 25-5, kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

Quy hoạch nuôi tôm nước lợ ĐBSCL đến năm 2020, định hướng năm 2030 là vấn đề trọng tâm được thảo luận tại hội thảo do Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức tại Bạc Liêu.