Gia Lai Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: Theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích cây cao su là 120.000 ha nhưng đến nay chỉ đạt 102.900 ha.
Thời gian vừa qua, giá cao su giảm nên một số hộ trồng cao su tiểu điền đã phá bỏ hơn 768 ha (tập trung ở các huyện Đak Đoa, Chư Prông, Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ) để chuyển đổi sang trồng mì, tiêu, cà phê… Một số doanh nghiệp đã phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.
Theo nhận định của Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhu cầu cao su của thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý thu mua, vận chuyển trâu, bò qua biên giới với Lào, Campuchia theo đúng quy định, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ về thú y, ngăn chặn hiệu quả nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.

Chỉ hơn chục ngày nữa, cánh đồng nuôi tôm ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên (Đà Nẵng) sẽ bước vào thu hoạch. Tuy nhiên, lo lắng nhất của người dân là làm sao có nguồn điện ổn định phục vụ cho những ngày nước rút…

Thời gian gần đây, giá mãng cầu xiêm (còn gọi mãng cầu gai) tại các chợ trên địa bàn TP.Long Xuyên (An Giang) tăng cao kỷ lục. Nếu như trước đây, cao nhất cũng chỉ 20.000 đồng/kg thì nay tăng từ 35.000 - 40.000 đồng/kg.

Trước diễn biến dịch bệnh gia súc phức tạp ở nhiều địa phương, UBND TP Hà Nội chỉ đạo cấm vận chuyển gia súc, gia cầm từ nơi có dịch ra vào.