Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gia Lai Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su

Gia Lai Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su
Ngày đăng: 26/09/2014

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: Theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích cây cao su là 120.000 ha nhưng đến nay chỉ đạt 102.900 ha.

Thời gian vừa qua, giá cao su giảm nên một số hộ trồng cao su tiểu điền đã phá bỏ hơn 768 ha (tập trung ở các huyện Đak Đoa, Chư Prông, Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ) để chuyển đổi sang trồng mì, tiêu, cà phê… Một số doanh nghiệp đã phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Theo nhận định của Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhu cầu cao su của thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi nền kinh tế thế giới.

Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa

Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

30/06/2015
Lương Nghĩa phát triển mô hình chăn nuôi trâu Lương Nghĩa phát triển mô hình chăn nuôi trâu

Hiện nay, cùng với nhiều mô hình kinh tế đang được người dân xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, thực hiện thì mô hình chăn nuôi trâu đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân ổn định cuộc sống.

30/06/2015
Nghĩa Hưng chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất Nghĩa Hưng chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất

Những năm gần đây, huyện Nghĩa Hưng đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở cả 2 vụ. Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất để chủ động mùa vụ, chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mở rộng diện tích cây màu vụ đông để nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho nông dân trên đơn vị diện tích, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

30/06/2015
Xuất hiện sâu keo, bọ xít đen hại lúa hè thu Xuất hiện sâu keo, bọ xít đen hại lúa hè thu

Vụ hè thu, huyện Núi Thành sạ cấy 3.700ha lúa, vượt 300ha so với kế hoạch. Hiện nay, lúa đang ở giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh và sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên gần đây sâu keo phát sinh, gây hại diện rộng, mật độ từ 1 - 2 con/m2, có nơi 10 con/m2 ở hầu hết các vùng lúa.

30/06/2015
Mùa cá sặc bùn Mùa cá sặc bùn

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa mưa, để chống lũ an toàn cho vùng hạ du và điều tiết nước cho đồng bằng Bắc bộ, hồ sông Đà thủy điện Hòa Bình lại bắt đầu xả lũ. Những đàn cá trên lòng hồ vùng thượng nguồn vào mùa này buộc phải di cư vì nước rút, dẫn đến hiện tượng cá sặc bùn ở vùng trung lưu đã trở thành quy luật khi mùa lũ về...

30/06/2015