Gia Lai Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: Theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích cây cao su là 120.000 ha nhưng đến nay chỉ đạt 102.900 ha.
Thời gian vừa qua, giá cao su giảm nên một số hộ trồng cao su tiểu điền đã phá bỏ hơn 768 ha (tập trung ở các huyện Đak Đoa, Chư Prông, Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ) để chuyển đổi sang trồng mì, tiêu, cà phê… Một số doanh nghiệp đã phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.
Theo nhận định của Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhu cầu cao su của thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.
Có thể bạn quan tâm

Vì vậy, sắp tới VIAC sẽ bảo trợ soạn thảo mẫu hợp đồng, sau đó nhờ các chuyên gia phân tích, sử dụng phổ biến cho DN và người nuôi cá trong nước nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa 2 bên.

Cá chạch bùn có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Cá có nguồn gốc từ Đài Loan được đưa về Việt Nam nhân giống, tuy mới nuôi thử nghiệm vài năm nhưng kết quả khả quan. Nhiều bà con nông dân đang đầu tư SX con giống và nuôi cá thịt hướng tới xuất khẩu.

Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khoá VIII, kỳ họp thứ 10 vừa phê duyệt nguồn vốn hơn 12,3 tỷ đồng (ngân sách địa phương) hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá khai thác hải sản xa bờ.

Ngày 9/12, Bộ NN&PTNT tổ chức họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản tháng 11 và triển khai nhiệm vụ tháng 12.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.