Gia Lai Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: Theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích cây cao su là 120.000 ha nhưng đến nay chỉ đạt 102.900 ha.
Thời gian vừa qua, giá cao su giảm nên một số hộ trồng cao su tiểu điền đã phá bỏ hơn 768 ha (tập trung ở các huyện Đak Đoa, Chư Prông, Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ) để chuyển đổi sang trồng mì, tiêu, cà phê… Một số doanh nghiệp đã phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.
Theo nhận định của Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhu cầu cao su của thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.
Có thể bạn quan tâm
Do tình trạng săn lùng thu mua cau non để xuất sang Trung Quốc ở những tháng trước và diện tích trồng cau bị thu hẹp khiến cau tươi những ngày gần đây tăng giá chóng mặt vì khan hiếm hàng.

Ngày 4-8, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM đã phát đi thông cáo báo chí về việc Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu trứng và gia gầm Hoa Kỳ (USPEEC) phủ nhận việc bán phá giá thị gà Mỹ tại Việt Nam như thông tin đưa gần đây.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT, tại một số tỉnh ĐBSCL,thời điểm này nhiều loại trái cây vào mùa thu hoạch rộ, giá giảm mạnh.

Điểm sáng là lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi lại tăng tới 47,53% do lượng gạo thơm vào thị trường này đã tăng đáng kể.

Sản xuất phân bón trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: Thị trường XK sụt giảm, sức ép cạnh tranh từ phân bón Trung Quốc, hạn chế về chính sách thuế…