Giá khoai môn thấp, nông dân lỗ nặng

Đang thu hoạch 0,6 ha khoai môn, anh Bình (ngụ ấp Sân Cu, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) than thở, sau 6 tháng chăm sóc ruộng môn, đến khi thu hoạch thương lái trả khoảng 7.000 đồng/kg thì đã cầm chắc lỗ.
Anh Bình cho biết, mùa vụ khoai môn năm trước, giá khoai dao động từ 12.000 đến 14.000 đồng/kg nên nhiều người trồng môn trúng đậm. Năm nay nhiều người đổ xô bỏ hoa màu sang trồng khoai môn nên diện tích khoai môn tăng đột biến. Hơn nữa, thời tiết mùa vụ này ít mưa dẫn đến năng suất môn cho củ thấp, gặp giá thấp thì nông dân “lãnh đủ”.
Anh Bình cho biết thêm, mỗi công đất trồng khoai môn có chi phí chăm sóc gần 10 triệu đồng trong 6 tháng. Đến khi thu hoạch, tiền thuê công đào, phân loại củ môn tốn khoảng 1,5 triệu đồng/ 1 công đất trồng khoai nên coi như đã lỗ nặng.
Có người may mắn mỗi công đất cho năng suất củ khoảng 2 tấn thì trừ chi phí chăm sóc, thu hoạch coi như huề vốn. Vì vậy mà vụ khoai môn năm nay, nhiều người trồng môn ở cánh đồng Sân Cu như anh coi như trắng tay!
Theo cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, diện tích khoai môn trong tỉnh chưa được thống kê vì đa số người dân trồng tự phát. Trước đây chỉ có một số hộ ở xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành và xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu canh tác khoai môn, nhưng năm nay nhiều người đổ xô trồng khoai, dù đây là loại cây không được ngành chức năng khuyến khích mở rộng diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích trên 400m2, gia đình anh Dương Kim Sơn (59 tuổi), ở xóm Hồng Dinh, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình nuôi ếch giống và ếch thịt.

Sau hơn 10 năm phát triển, trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt của gia đình anh Lê Văn Khánh, xã Linh Sơn đã trở thành một trong số ít các địa chỉ cung cấp lợn thương phẩm quy mô lớn của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Trang trại này đã đem lại cho gia đình anh lợi nhuận gần 400 triệu đồng mỗi năm.

Từ một người lính Cụ Hồ, anh Nguyễn Văn Chiến, sinh năm 1969, quê ở xã Gia Đông (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đến Tây Nguyên lập nghiệp và đã trở thành triệu phú nhờ trồng cây tiêu.

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt được Trạm Khuyến nông huyện Kbang (Gia Lai) thực hiện thí điểm trên 1 ha mía của gia đình ông Phan Tấn Mười (thôn 3, xã Đông). Chỉ sau vài tháng triển khai, hệ thống này đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm vượt trội của mình, hứa hẹn đem lại những kết quả khả quan cho nông dân trồng mía.

Những ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, người trồng rau ở các xã Tham Đôn, Đại Tâm (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng) rất buồn vì giá rau rẻ như cho, không những thế, tiêu thụ cũng rất chậm.