Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Hoa Hồi Trái Vụ Tăng Cao

Giá Hoa Hồi Trái Vụ Tăng Cao
Ngày đăng: 10/03/2014

Người trồng hồi tại Lạng Sơn đang phấn khởi vì giá hoa hồi tươi tăng liên tục trong những ngày qua.

Toàn tỉnh Lạng Sơn có 32.500 ha rừng hồi, sản lượng trung bình 5.000 đến 10.000 tấn hồi khô/năm. Cây hồi cho 2 vụ thu hoạch, vụ chính từ tháng 7 tới tháng 9 và vụ sau là từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau.

Thời điểm hiện nay, người trồng hồi ở tỉnh Lạng Sơn đang bước vào vụ thu hoạch hồi trái vụ với niềm vui trọn vẹn, bởi vừa được mùa lại được giá. Hiện nay, giá hoa hồi tươi tại Lạng Sơn được các thương lái thu mua tận gốc từ 8.000 - 10.000 đ/kg, tăng cao hơn từ 3.000 - 4.000 đ/kg so với thời điểm trước Tết.

Theo những thương lái và người trồng hồi ở Lạng Sơn, nguyên nhân giá hoa hồi tươi tăng cao như hiện nay là do năm 2013 hoa hồi ở tỉnh Lạng Sơn mất mùa nên sản lượng hồi khô trên thị trường khan hiếm. Ngoài ra, do thời điểm hiện tại hoa hồi tươi đã đủ già nên khi phơi, sấy không bị hao hụt nhiều.

Tuy nhiên, theo dự đoán của những người trồng hồi, giá hồi tươi sẽ có khả năng tăng cao hơn nữa trong tháng cuối tháng 3.


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

15/11/2014
Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

15/11/2014
Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

15/11/2014
Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

15/11/2014
6 Quốc Gia Bảo Hộ Nhãn Hiệu Cà Phê Buôn Ma Thuột 6 Quốc Gia Bảo Hộ Nhãn Hiệu Cà Phê Buôn Ma Thuột

Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.

15/11/2014