Giá hồ tiêu đạt mức kỷ lục 240.000 đồng/kg

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay ở nước ta. Với giá bán này, người trồng hồ tiêu đang có lãi hơn 70%.
Theo thống kê chưa đầy đủ, các tỉnh Đắk Nông, Đắc Lắk, Gia Lai hiện có khoảng 35.000ha hồ tiêu đang thời kỳ kinh doanh; còn tại vùng Đông Nam bộ (gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu), người trồng tiêu đã phát triển diện tích lên hơn 40.000ha.
Trong 3 năm trở lại đây, do giá hồ tiêu liên tục tăng cao, năm sau hơn năm trước, nông dân các khu vực nói trên đã chặt bỏ các loại cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê) để trồng hồ tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước và các nhà khoa học. Chính sự phát triển ào ạt này, cây hồ tiêu đã vượt sự kiểm soát, quy hoạch của ngành nông nghiệp địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng vừa phê duyệt kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm “Cánh đồng mẫu lớn” trong vụ mùa 2012 ở 3 địa điểm gồm: xã Kênh Giang (huyện Thủy Nguyên), xã Hùng Thắng (huyện Tiên Lãng) và xã Việt Tiến (huyện Vĩnh Bảo).

Sáng ngày 22/6/2012, tại văn phòng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ở Tp HCM đã diễn ra cuộc họp báo về chương trình hội chợ triễn lãm thủy sản quốc tế Vietfish 2012

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên nền đất lúa, tạo ra cơ cấu sản xuất phù hợp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, tỉnh Tiền Giang sẽ triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ.

Dự án Phát triển mô hình trồng cây sa nhân tím phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) do Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên thực hiện được triển khai từ giữa năm 2008 với 3 mô hình

Ông Quang là người tiên phong trong sản xuất kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ tôm ở huyện U Minh. Ông Quang cho biết, vụ nuôi tôm thứ hai sau chuyển dịch ông đã cấy thử 3 công lúa. Vụ này, do chưa có kinh nghiệm trong khâu rửa mặn nên lúa không sống được. Ông vẫn quyết tâm thực hiện cho kỳ được