Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Hồ Tiêu Có Thể Tăng Nhờ Sản Lượng Giảm

Giá Hồ Tiêu Có Thể Tăng Nhờ Sản Lượng Giảm
Ngày đăng: 05/09/2014

Do ảnh hưởng của thời tiết nên nhiều vườn hồ tiêu tại các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên bị chết và không thể cho thu hoạch vào đầu năm 2015. Sản lượng giảm có thể giúp hồ tiêu tăng giá.

Ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho biết hiện Đông Nai có khoảng 600 héc ta hồ tiêu bị chết. Các tỉnh như Bà Rịa –Vũng Tàu, Tây Nguyên cũng có hồ tiêu chết vì dịch bệnh do thời tiết thay đổi, một số khác chết là do dùng phải phân bón giả.

Vì thế, theo ông Tụng, nhìn chung sản lượng hồ tiêu của vụ thu hoạch 2015 sẽ có khả năng giảm.

Hiện Việt Nam xuất khẩu 50% lượng hồ tiêu thương mại của thế giới nên sản lượng hồ tiêu giảm sẽ ảnh hưởng đến giá hồ tiêu trong năm 2015. Thường vụ thu hoạch hồ tiêu của Việt Nam bắt đầu sau tết âm lịch hằng năm.

“Theo tôi, trong năm 2015, giá hồ tiêu trên thị trường sẽ giữ ở mức ổn định và có thể tăng lên so với thời điểm hiện nay”, ông Tụng đưa ra dự báo.

Hiện giá tiêu trên thị trường ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động ở mức 184.000 -187.000 đồng/kg, tăng 42.000 -45.000 đồng so với mức giá tháng 4-2014.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT) trong 8 tháng của năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu được 126.000 tấn hồ tiêu, giá trị thu về là 926 triệu đô la Mỹ, tăng gần 24% về giá trị và 38% về lượng. Như vậy, chỉ trong vòng 8 tháng, giá trị thu về tương đương của cả năm 2013.

Trước đây VPA đưa ra dự báo trong năm nay Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 150.000 tấn và giá trị thu về là 1 tỉ đô la Mỹ. Ông Tụng cho biết, thực tế lượng hồ tiêu còn giữ lại trong nhà người dân, doanh nghiệp không nhiều, và trong số 150.000 tấn hồ tiêu dự kiến xuất khẩu cho cả năm nay có khoảng 20.000 tấn hồ tiêu tạm nhập tái xuất của Indonesia.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, mặt hàng hồ tiêu không được liệt kê trong danh mục những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia.

Theo VPA, do giá hồ tiêu của Indonesia gần bằng giá hồ tiêu của Việt Nam nên năm nay việc tạm nhập tái xuất không mang lại lợi nhuận nhiều cho doanh nghiệp, mà chủ yếu là để bù vào phần thiếu hụt nguồn cung trong nước cho những đơn hàng đã ký trước đó.


Có thể bạn quan tâm

Bấp Bênh Nghề Nuôi Cá Nước Lạnh Bấp Bênh Nghề Nuôi Cá Nước Lạnh

Du nhập vào Việt Nam muộn (từ năm 2005), nhưng đến nay phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh ở 23 tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay nghề này đang vấp phải rất nhiều khó khăn, nhiều nơi không thể duy trì nuôi như trước.

09/08/2012
Thái Lan Mua Gạo Việt Nam Để Xuất Khẩu Thái Lan Mua Gạo Việt Nam Để Xuất Khẩu

Nhu cầu nhập gạo trắng phẩm cấp thấp của khách châu Phi buộc các nhà xuất khẩu Thái Lan mua thêm hàng từ Việt Nam và Campuchia để đáp ứng. Lý do là nguồn cung gạo ở Thái Lan đang hạn hẹp do chương trình tạm trữ của chính phủ nước này.

10/08/2012
Người Nông Dân Và Cây Lúa Hôm Nay Người Nông Dân Và Cây Lúa Hôm Nay

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

26/07/2013
Chuyển Hướng Khai Thác Cá Ngừ Chuyển Hướng Khai Thác Cá Ngừ

Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.

11/08/2012
Công Bố Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Sóc Trăng Công Bố Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Sóc Trăng

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.

15/08/2012